Kháng kháng sinh và nuôi trồng thủy sản

Sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là sử dụng với mục đích phòng bệnh phải được dừng lại. Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn được chẩn đoán.

Kháng kháng sinh và nuôi trồng thủy sản
Mối quan hệ kháng kháng sinh và nuôi trồng thủy sản. Ảnh:Science Direct

Sự lây lan kháng kháng sinh (AMR) đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là một trong những mối đe dọa chính đối với dân số thế kỷ 21. Nó có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, vượt quá ung thư, năm 2050 sẽ có hơn 10 triệu người tử vong hàng năm do kháng kháng sinh.


Sự phát triển của kháng kháng sinh giới hạn hiệu quả của việc điều trị các bệnh do vi khuẩn bằng kháng sinh ở người và các loài thủy sản nuôi. Ảnh: barlavento.pt

Kháng kháng sinh xảy ra khi một vi sinh vật phát triển đề kháng với các tác nhân kháng khuẩn. Nó là một quá trình tự nhiên, do dư lượng thuốc kháng sinh bị lạm dụng của con người. Kháng thuốc có thể có được chuyển giao thông qua đột biến di truyền và chuyển gen ngang giữa các quần thể vi sinh vật.

Trên toàn cầu khoảng 70% thuốc kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi và 30% trong y học của con người. Trong đó có tới 80% kháng sinh tiêu thụ không được chuyển hóa và nó lại được cơ thể bài tiết ra môi trường. Kháng sinh tồn dư này sau đó xâm nhập vào hệ thống xử lý nước thải, vào mặt đất hoặc nước ngầm sau đó tương tác với vi khuẩn của môi trường, dẫn đến việc lựa chọn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Con người có thể tiếp xúc với vi khuẩn kháng kháng sinh thông qua tiêu thụ thực phẩm, nước uống và tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

Các nhà máy xử lý nước thải là các điểm nóng để chuyển gen ngang do mật độ vi khuẩn cao và sự giàu dinh dưỡng. Vi khuẩn kháng kháng sinh có thể được tìm thấy trong nước và trầm tích gần các chất thải từ các cơ sở xử lý nước thải công nghiệp cũng như các trang trại nuôi cá và tôm. Đáng kinh ngạc có tới 90% vi khuẩn trong nước biển có khả năng chống lại ít nhất một loại kháng sinh. 

Sự tăng trưởng nhanh chóng trong nuôi trồng thủy sản đi kèm với tăng cường sản xuất và tăng mật độ nuôi từ đó dẫn đến tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, và để giảm thiểu dịch bệnh người nuôi thường sử thuốc kháng sinh. Có tới 75% thuốc kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản có thể được thải ra môi trường xung quanh. Sự giải phóng kháng sinh trong môi trường thủy sản góp phần làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong hệ sinh thái. Kháng kháng sinh (AMR) cả trong vi khuẩn gây bệnh và không gây bệnh dẫn đến giảm hiệu quả điều trị của các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, lao và nhiễm trùng đường tiêu hóa trên người.

Các gen AMR có thể xuất hiện trên các trang trại cá ngay cả khi không sử dụng kháng sinh. Jing Wang của Đại học Đại Liên tại Trung Quốc đã xuất bản một bài báo vào năm 2017 có tên là “Sử dụng bột cá gây ra sự lan truyền kháng kháng sinh trong trầm tích nuôi trồng thủy sản.” Các tác giả đã thử nghiệm năm loại bột cá thương mại tại Trung Quốc và tìm thấy 132 mẫu mang gen kháng kháng sinh, 8 loại bột cá từ Nga và 95 trong bột cá từ Trung Quốc. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các gen  này cũng được phân lập từ vi khuẩn trầm tích, cho thấy sự truyền ngang từ vi khuẩn trong bột cá sang vi khuẩn trầm tích. Các tác giả cho rằng cần phải nỗ lực để loại bỏ các gen AMR khỏi bột cá trước khi sử dụng trong các loại thức ăn thủy sản.

Hiện nay có rất ít lựa chọn thay thế cho thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh trong nuôi trồng thủy sản thâm canh. Do đó việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh là điều cần thiết để giảm việc sử dụng kháng sinh. Các phương pháp để tăng sức đề kháng của tôm/cá nuôi đối với dịch bệnh bao gồm sử dụng thức ăn dinh dưỡng tối ưu và thực hành cho ăn tốt, giảm thiểu căng thẳng, kích thích hệ miễn dịch với chất kích thích miễn dịch như nấm men và β ‐ glucan,  và sử dụng vaccine, đồng thời lựa chọn chủng tôm/cá kháng bệnh. Tăng cường an toàn sinh học, cải thiện các phương pháp phát hiện và chuẩn đoán bệnh, tuân thủ các chứng nhận nuôi trồng thủy sản tốt trong đó quan trọng nhất là việc xử lý kỹ nguồn nước cấp và sử dụng men vi sinh. Để kiểm soát các mầm bệnh vi khuẩn có thể sử dụng phụ gia bổ sung vào thức ăn tôm/cá như: tinh dầu hạt chà là, tinh dầu quế, tinh dầu vỏ cam, xuyên tâm liên, Polysaccharide từ nhộng tằm hay rong sụn đỏ...

Việc giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản phải trở thành một xu hướng tất yếu. Nhìn chung, việc sử dụng kháng sinh ở các nước phát triển được quy định khá tốt. Tuy nhiên, ở nhiều nước sản xuất thủy sản lớn, việc điều tiết và thực thi các chứng nhận tiêu chuẩn khá yếu và không đủ. Rõ rang việc quản lý sử dụng kháng sinh cần sự nhất quán và chung tay của doanh nghiệp nhà sản xuất và cả người tiêu dùng.

John A. Hargreaves/TWAS

Đăng ngày 26/07/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 15:13 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 15:13 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 15:13 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 15:13 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 15:13 02/02/2025
Some text some message..