Khánh Hòa, Nghê An kêu gọi toàn bộ tàu thuyền tìm nơi tránh bão

Chiều 14/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Khánh Hòa cho biết 799 tàu cá với 4.199 lao động đang hoạt động trên biển đã biết hướng di chuyển của bão số 3 để chủ động phòng tránh.

đưa thuyền lên bờ
Ngư dân đưa thuyền lên bờ tránh bão số 3. (Ảnh: Văn Sơn/TTXVN)

Theo dự báo, khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển Nam vĩ tuyến 17, Bắc vĩ tuyến 13 và Đông kinh tuyến 113 (vùng nguy hiểm sẽ điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão).

Tại cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, nhiều tàu cá công suất lớn đã tạm ngừng ra khơi. Ngư dân tổ chức sắp xếp, chằng néo tàu thuyền để tránh va đập khi có sóng to, gió lớn.

Bên cạnh đó, hàng trăm tàu công suất nhỏ đánh bắt gần bờ cũng đã vào neo đậu dọc bờ kè hạ lưu sông Tắc và trong khu vực cảng Hòn Rớ.

Ở khu vực cảng cá Vĩnh Lương, cửa sông Cái… nhiều ngư dân đã đưa tàu thuyền vào neo đậu tránh trú an toàn. Những hộ dân sinh sống trong các khu nhà tạm ở cửa sông Cái, phường Vĩnh Phước và ven biển phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang gia cố lại nhà cửa đề phòng triều cường...

Đối với 2 tàu cá bị hỏng máy, thả trôi trên vùng biển quần đảo Trường Sa từ ngày 13/9 do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, Đài Thông tin duyên hải Nha Trang cho biết, đến sáng 14/9, tàu cá KH 94879-TS ở tỉnh Khánh Hòa đã được tàu Hải quân 633 lai dắt về đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa. Hiện sức khỏe của tất cả thuyền viên trên tàu đều ổn định.

Còn tàu cá BĐ 91052-TS ở tỉnh Bình Định đang được tàu bạn BĐ 91347-TS hỗ trợ lai dắt về cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự kiến, đến ngày 16/9, tàu cá BĐ 91052-TS cùng 13 ngư dân sẽ về đến cảng Quy Nhơn.

Tại Nghệ An, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng đã kêu gọi tàu thuyền, lồng bè về các điểm tránh trú bão an toàn.

Các cấp chính quyền, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để di chuyển vào bờ hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; hướng dẫn sắp xếp, neo đậu đảm bảo an toàn đối với các tàu thuyền đã vào bờ.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đề nghị các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa, lũ; cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân.

Các địa phương đã lên phương án sơ tán, đảm bảo an toàn cho người dân đang sinh sống ở ven biển, trên các đảo, các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, ven sông suối, vùng thấp trũng, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Nghệ An cũng thông báo cho các chủ đầu tư và đơn vị có công trình đang thi công, chủ các phương tiện vận tải thủy biết thông tin về diễn biến của bão và mưa lũ để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản và phương tiện.

Ngay trong chiều 14/9, các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, công trình phòng chống thiên tai; tổ chức kiểm soát lại các ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Các địa phương cũng duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu./.

TTXVN/Vietnam+, 14/09/2015
Đăng ngày 15/09/2015
Bích Huệ - Nguyên Lý
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 05:13 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 05:13 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:13 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 05:13 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 05:13 09/11/2024
Some text some message..