Khánh Hòa: Người nuôi tôm quảng canh thiệt hại nặng

Người nuôi tôm nước lợ ở Khánh Hòa cho rằng, môi trường không đảm bảo nên dù nuôi hình thức quảng canh cũng bị thiệt hại.

Người nuôi tôm.
Ông Tâm bảo nuôi tôm bây giờ rất khó do môi trường nước không đảm bảo. Ảnh: KS.

Nuôi tôm liên tục bị thua lỗ

Liên tục ném chài lưới xuống ao (đìa) rộng gần 5 sào đang thả tôm sú kết hợp với cá dìa, ông Nguyễn Minh Tâm, chủ đìa này ở thôn Ninh Đức, xã Ninh Lộc, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) kéo lên chỉ thấy vài con tôm bé tí.

Ông Tâm liền than vãn: “Ao này tôi thả 7 vạn con giống đã nuôi gần 3 tháng. Vậy mà mới thu hoạch một ít, chưa đủ vốn đầu tư song chẳng còn sót con tôm lớn nào. Như vậy các ao nuôi đều thất bại”.

Theo tìm hiểu chúng tôi, 2 ao nuôi khác (mỗi ao rộng 1 ha) của ông thả tổng cộng 24 vạn con giống tôm thẻ chân trắng cũng thua lỗ. Trong đó, một ao nuôi mới hơn 1 tháng đành phải xả bỏ do tôm chết hàng loạt. Ao nuôi còn lại tôm nuôi chậm lớn, kém phát triển nên thu hoạch chỉ được 3,8 tạ, bán không đủ bù chi.

Được biết, đây không phải vụ lần đầu tiên thua lỗ, mà nhiều năm liền gần đây ông Tâm đều nuôi tôm thất bát. Dù ông nuôi tôm theo hình thức quảng canh, thả mật độ thưa.

“Do môi trường nguồn nước không đảm bảo, cùng với đó hệ thống ao nuôi nhiều năm chưa chú trọng nạo vét triệt để nên mầm bệnh tồn tại trong ao nhiều. Từ đó tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi”, ông Tâm nói.

Vậy sao ông không cải tạo, chỉnh trang ao nuôi? Tôi hỏi. Ông Tâm đáp: Do Hợp tác xã Ninh Lộc chỉ cho đấu thầu và cho thuê ao nuôi với hợp đồng có thời hạn 2 năm nên rất khó đầu tư và lấy lại nguồn vốn trong thời gian ngắn.

Người nuôi tôm
Ông Nguyễn Minh Tâm đang chài lưới kiểm tra tôm nuôi. Ảnh: KS.

Vì vậy đến vụ thả ông Tâm cũng như các hộ nuôi xung quanh chỉ cày bừa sơ sơ ao nuôi nên không đảm bảo.

“Việc này chúng tôi đã kiến nghị đến Hợp tác xã, UBND xã Ninh Lộc cho kéo dài hợp đồng đến 5 năm nhưng chưa thấy giải quyết”, ông Tâm bộc bạch và cho biết thêm, bây giờ ông chỉ dám thả nuôi quảng canh, mật độ thưa chứ không dám nuôi dày.

Hơn nữa môi trường nguồn nước nuôi ô nhiễm do sử dụng chung một kênh nước vào và nước thải ra. Vì vậy ao nuôi tôm nào chết cứ xả ra môi trường. Mà xả ra nước chạy đi đâu, cứ luẩn quẩn trong kênh, rạch lên xuống theo thủy triều. Người nuôi không có ao chứa thì làm sao giữ nước được. Từ đó buộc ao nuôi phải tháo nước nên tôm đều ngã ngửa hàng loạt khi các ao bệnh cạnh dính dịch bệnh.

Rời ao nuôi nhà ông Tâm, chúng tôi sang vùng nuôi khác cũng ở thôn Ninh Đức. May mắn, chúng tôi đã gặp được anh Quốc Vương, một người “chân ướt chân ráo” mới vào nghề vừa thuê được 2 ha ao nuôi tôm ở thôn Ninh Đức.

Anh Vương bảo: Bây giờ, người nuôi tôm phải làm nhiều việc, chứ không “ăn nằm ở dề” canh giữ ao như trước đây. Sáng sớm họ ra chút xíu cho tôm ăn rồi chạy về, chứ bám vào con tôm có khi chẳng đủ sống. Hơn nữa nuôi tôm quảng canh có lãi chẳng được bao nhiêu, vài chục triệu/vụ là cùng.

Cũng theo anh Vương, ở vụ đầu thả nuôi tôm quảng canh trong năm nay anh mất trắng 10 vạn giống sau 1 tháng do tôm chết hàng loạt. Hiện tại anh thấy nguồn nước lấy vào chưa tốt nên chưa dám thả lại đợt tiếp theo.

Máy móc trong nuôi trồng thủy sản
Người nuôi chuyển sang hình thức nuôi tôm quảng canh nên máy móc ít dùng để hoen rỉ. Ảnh: MH.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Trịnh Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Ninh Lộc xác nhận những năm gần đây việc nuôi tôm nước lợ trên địa bàn không hiệu quả. Toàn xã 475 ha ao nuôi nhưng hiện chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ năm 2000 trở về trước trên địa bàn nuôi tôm sú theo hình quy mô công nghiệp, bán công nghiệp nên lợi nhuận mang lại cho bà con rất cao.

Cụ thể, nuôi 1 ha tôm sú có khi lời cả tỷ đồng. Bởi thời điểm đó, môi trường nguồn nước đảm bảo cho nuôi tôm. Còn thời gian gần đây môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo, kể cả đầu nguồn và nguồn nước từ ngoài vào. Vì thế từ năm 2012 đến năm 2016, bà con nuôi tôm trên địa bàn đều thất bại và nợ tiền ngân hàng rất nhiều. Từ đó, hiện nay đa số bà con chuyển sang nuôi hình thức quảng canh trên ao đất là chính. Mà nuôi hình thức này lãi chẳng bao nhiêu do sản lượng thu hoạch rất thấp.

Ông Trịnh Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Ninh Lộc cho biết, trước đây địa phương vẫn cho bà con đấu thầu thuê đất nuôi trồng thủy sản với hợp đồng 5 năm. Tuy nhiên do 2 năm vừa rồi địa phương đo lại đất công ích để quản lý nên chỉ cho hợp đồng 2 năm. Tuy nhiên với kiến nghị của bà con, chính quyền xã đã giao cơ quan chuyên môn xem xét lại các văn bản quy định của tỉnh. Nếu tỉnh vẫn cho phương án giao thầu, xã sẽ giải quyết cho thuê với hợp đồng 5 năm để giúp bà con đầu tư cải tạo ao nuôi.

Không chỉ xã Ninh Lộc hiện vùng nuôi tôm nước lợ ở phường Ninh Hà (TX Ninh Hòa) một thời quy mô công nghiệp, bán công nghiệp rầm rộ giờ cũng chuyển sang nuôi tôm hình thức quảng canh rất nhiều.

Ông Trần Văn Thảo, một người nuôi tôm ở khu vực Láng Nại, khu phố Tân Tế, phường Ninh Hà hơn 20 năm cho biết, nguyên nhân là do nuôi tôm không còn hiệu quả, bà con kiệt quệ vốn nên chuyển sang hình nuôi quảng canh để kiếm sống qua ngày.

Người nuôi tôm
Ông Thảo cho biết, nuôi tôm quảng canh nhưng gia đình cũng không có lãi, năm nào tính ra cũng lỗ. Ảnh: KS.

Ông Thảo cũng cho rằng việc sử dụng kênh chung nước lấy vào và nước xả ra nên không đảm bảo nguồn nước tốt cho quá trình nuôi. Bởi lẽ, khi tôm nuôi ở đầu nguồn bị dịch bệnh nhưng không xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường nên người nuôi cuối kênh cũng bị thiệt hại theo.

“Vấn đề này tôi nói suốt đối với những người nuôi đầu kênh. Khi tôm bị dịch bệnh mà muốn xả ra môi trường thì phải thông báo người xung quanh biết để né tránh lấy con nước. Nhưng do ý thức mọi người nên khi dịch bệnh xảy ra là cả vùng nuôi dính hàng loạt”, ông Thảo nói.

Còn ông Nguyễn Minh Nhật, Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hà, cho biết toàn phường có 470 ha nuôi tôm. Những năm gần đây do thời tiết không thuận lợi, môi trường nguồn nước không đảm bảo do sử dụng kênh chung nên nuôi tôm của bà con không hiệu quả. Ngay vụ nuôi đầu trong năm 2021 đa số bà con thua lỗ, chỉ vài hộ nuôi tôm lót bạc, xử lý nguồn nước tốt mới có lãi đến hàng trăm triệu đồng.

Phải quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ nuôi

Theo người nuôi cũng như chính quyền các địa phương xã Ninh Lộc và phường Ninh Hà, để nuôi hiệu quả và bền vững, cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ con giống bố mẹ đầu vào và con giống thả nuôi đầu ra. Bên cạnh đó, nhà nước phải quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi, cụ thể là phải đầu tư kênh lấy nước vào và kênh xả ra riêng biệt.

Hệ thống nước nuôi tôm
Nuôi tôm dùng hệ thống kênh chung nước vào và nước thải ra nên nguồn nước không đảm bảo. Ảnh: MH.

Liên quan vấn đề trên, ông Võ Khắc Én, Phó Chi trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản rất quan trọng. Trước đây, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là do dân tự phát. Các địa phương giao đất cho dân về nuôi trồng thủy sản nên phát triển ồ ạt. Hệ lụy dẫn đến quản lý môi trường không chắt nên người nuôi, người xả đều dùng chung một nguồn nước, chứ không có kênh nước nuôi riêng, kênh xả thoát nước riêng. Chính vì thế tạo ra môi trường không đảm bảo, nhất mùa nắng nóng hay xảy ra hiện tượng phù dưỡng, thiếu oxy. Từ đó khiến tôm nuôi dễ bị dịch bệnh và ngạt thở gây thiệt hại.

Giải pháp khắc phục tình trạng trên, ông Én cũng cho rằng phải có vùng nuôi tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng. Cụ thể, tỉnh phải quy hoạch vùng nuôi tôm bài bản, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản hơn và tránh hiện tượng nuôi tràn lan. Khi đó mới quản lý chặt môi trường, phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững.

Theo ông Thảo, cách đây 15 năm trước ông liên kết với 7 hộ nuôi tôm sú theo hình công nghiệp với tổng diện tích 7 ha rất hiệu quả. Mỗi vụ khi thu hoạch chia nhau mỗi người lời ít nhất hàng chục triệu đến vài trăm triệu. Bởi thời ấy nguồn nước đảm bảo do luồng lạch sâu, ghe chở nước vào tận các trại nuôi được.

Còn bây giờ theo thời gian các kênh, rạch bồi cạn dần, có kênh thủy triều vào mực nước cao nhất khoảng 1m là cùng. Việc nuôi tôm của tổ liên kết không còn hiệu quả nên tan rã, mạnh ai nấy nuôi. Song kết quả hầu hết mọi người đều thất bại. Riêng bản thân ông nhiều năm nuôi tôm cũng thua lỗ, kiệt quệ vốn. Từ đó ông chuyển sang nuôi hình thức quảng canh nhiều năm nay nhưng cũng không hiệu quả. Vụ nuôi năm ngoái, ông lỗ đến 50 triệu đồng.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 29/06/2021
Kim Sơ - Minh Hậu
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:26 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:26 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:26 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:26 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:26 26/11/2024
Some text some message..