Khánh Hòa: Thiết bị làm lạnh nước biển nuôi tôm hùm trên cạn

Một nhóm giảng viên bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công thiết bị làm lạnh nước biển điều hòa nhiệt độ cho bể nuôi tôm hùm thương phẩm (gọi tắt là thiết bị làm lạnh).

Thiết bị làm lạnh nước biển
Thiết bị làm lạnh nước biển trong các bể nuôi tôm hùm.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, thiết bị hoạt động ổn định, duy trì nhiệt độ nước trong bể nuôi từ 27ºC đến 28ºC, đáp ứng nhu cầu công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn.

Thiết kế thiết bị làm lạnh nước biển 

Theo Thạc sĩ Lê Như Chính, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, bão lụt khiến nghề nuôi tôm hùm trên biển gặp nhiều khó khăn, tôm dễ lây dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước. Ở Việt Nam đã có một số người thử nghiệm nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn và cho thấy nhiệt độ thích hợp để tôm sinh trưởng tốt khoảng 27ºC đến 28ºC.

Trong khi đó, vào mùa hè, nhiệt độ trong bể nuôi ban ngày có khi lên tới 32ºC đến 34ºC, dễ làm cho tôm bị chết. Để khắc phục nhiệt độ cao, người nuôi thường thả nước đá cây có bọc túi ni lông xuống bể để làm lạnh nước biển.

Tuy nhiên, cách làm này dễ làm cho tôm bị nhiễm bệnh, khó điều chỉnh được nhiệt độ nước biển trong bể và chi phí khá cao. Cùng lúc đó, Tiến sĩ Mai Duy Minh (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3) tiến hành thực hiện đề tài cấp bộ “Nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh tôm hùm thương phẩm (tôm hùm bông Panulirus ornatus) bằng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn.

Sau khi trao đổi với Tiến sĩ Minh, nhóm tiến hành nghiên cứu và đưa ra nhiều phương án để lựa chọn nhằm tìm ra ưu và nhược điểm của thiết bị. Phương án được nhóm lựa chọn để tính toán, thiết kế và chế tạo là dàn lạnh dạng ống xoắn với ưu điểm vệ sinh dễ dàng, dễ chế tạo, sự chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra không lớn nên không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.

Sau hơn 1 tháng nghiên cứu, bước đầu, nhóm đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị làm lạnh. Theo đó, thiết bị hoạt động hoàn toàn tự động, tự điều chỉnh nhiệt độ nước trong bể ổn định thích hợp để tôm sinh trưởng tốt từ 27ºC đến 28ºC.

Kết quả khả quan

Sau khi hoàn thành, thiết bị đã được đưa vào thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm hùm của Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung ở dốc Đá Trắng (thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh), Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

Tiến sĩ Minh cho biết: “Thiết bị hoạt động ổn định. Hàng năm, các thành viên trong nhóm định kỳ bảo trì. Thiết bị chạy trên nguồn điện 3 pha, điều chỉnh nhiệt độ làm mát nước dưới 30oC, làm ấm nước trên 25oC, đáp ứng nhu cầu công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn. Đặc biệt, dàn lạnh chịu nước mặn rất tốt, ít gây ồn”.

Nói về quá trình nghiên cứu, Thạc sĩ Chính cho biết, khó khăn lớn nhất là dàn lạnh như thế này trên thị trường hoàn toàn chưa có bán (hoặc không đáp ứng được yêu cầu công nghệ), nhóm phải tự tính toán, thiết kế, chế tạo ra một dàn lạnh mới. Nhóm phải tính toán đưa vật liệu ống thép Inox 316L vào để vừa không bị nước biển ăn mòn, vừa hiệu quả làm lạnh nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của tôm.

Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả chi phí của thiết bị, nhóm đã sử dụng các thông số để so sánh với việc sử dụng nước đá cây làm lạnh. Theo tính toán của nhóm, chi phí làm lạnh và duy trì cho 1m3 nước biển/ngày hơn 580 đồng (thiết bị làm lạnh), còn bằng đá hơn 2.500 đồng.

Điều đó cho thấy, dùng thiết bị để điều hòa nhiệt độ nước biển cho bể nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn không những duy trì nhiệt độ nước biển trong bể ổn định, điều kiện vệ sinh tốt cho môi trường thích hợp để tôm sinh trưởng mà chi phí ít hơn gần 5 lần so với dùng nước đá cây.

Ngoài Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung, hiện nay, thiết bị được Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc tại Phú Yên ứng dụng nuôi tôm hùm trên cạn, với kinh phí đầu tư hệ thống 450 triệu đồng. Sau gần 6 tháng lắp đặt, bước đầu thiết bị hoạt động ổn định, tôm sinh trưởng bình thường.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 20/03/2020
Khánh Hà
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 23:22 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 23:22 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 23:22 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 23:22 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 23:22 28/11/2024
Some text some message..