Khi cá cũng có khả năng "nói chuyện" với nhau

Cá biết nói chuyện từ 155 triệu năm trước, nhưng giờ chúng ta mới thực sự lắng nghe chúng.

cá giao tiếp
Âm thanh truyền đi dưới nước thậm chí còn rõ hơn cả âm thanh trong không khí. Ảnh minh họa

Nếu bạn từng tự hỏi cá có nói chuyện được không thì câu trả lời là: Có! Chúng đã nói chuyện với nhau suốt 155 triệu năm. Nhưng phải đến tận gần đây, các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu được ngôn ngữ giọng nói của chúng.

Công chúng nói chung thì vẫn thấy lạ lẫm về khái niệm cá có thể nói chuyện – chỉ trừ trên những bộ phim hoạt hình. Aaron Rice, nhà sinh thái học đến từ Đại học Cornell cho biết: "Từ lâu, chúng tôi đã biết một số loài cá phát ra âm thanh. Nhưng âm thanh của cá vẫn luôn được coi là thứ gì đó kỳ lạ và hiếm gặp". Đó là bởi một niềm tin phổ biến cho rằng cá chủ yếu dựa vào các phương tiện giao tiếp khác, từ tín hiệu màu sắc, tín hiệu điện tới ngôn ngữ cơ thể. "Khoa học nghiên cứu cách giao tiếp bằng âm thanh dưới nước từ trước tới nay chủ yếu tập trung vào cá voi và cá heo. Nhưng các loài cá khác cũng có giọng nói riêng của chúng", Rice nói.

Nếu bạn chịu khó lắng nghe một vùng nước lặng, thi thoảng, bạn sẽ thấy những tiếng lục khục, âm ỉ nhưng cũng có lúc trầm lúc bổng. Ví dụ như các rạn san hồ thường là nơi ồn ào nhất trong lòng đại dương, phần lớn các âm thanh ở đó là do cá phát ra. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cá cũng giống như chim, chúng cũng phát ra các điệp khúc chào mừng bình minh và tiễn biệt hoàng hôn. Môi trường dưới nước vì vậy cũng tràn ngập các bản nhạc giống như không khí của núi rừng. Âm thanh truyền đi dưới nước thậm chí còn rõ hơn cả âm thanh trong không khí.

Trong nghiên cứu của mình, Rice và các đồng nghiệp đã lập hồ sơ mô tả và giải phẫu rất nhiều bản ghi âm tiếng cá vây tia. Ông cho biết loài cá đặc biệt này có thể nói chuyện mà không cần dây thanh âm. "Chúng có thể nghiến răng hoặc tạo ra tiếng ồn khi chuyển động trong nước", Rice nói. Bằng cách rung động nhiều loại cơ, ví dụ phổ biến nhất là cơ bơi, cá có thể phát ra âm thanh truyền đi được trong môi trường chất lỏng. Ngoài ra, các cơ bàng quang của cá cũng có thể trở thành bộ phận phát ra âm thanh có hiệu suất cao. Đó là bởi cơ bàng quang thường là cơ co bóp nhanh và mạnh nhất của nhiều loài cá, điển hình là cá cóc.

cá giao tiếp
Cá có khả năng "nói chuyện" dù không có dây thanh quản. Ảnh minh họa

Nhìn chung theo thống kê của Rice trong số 175 họ cá, cứ 3 họ thì có 2 họ có khả năng giao tiếp bằng âm thanh. Con số này cho chúng ta thấy một bức tranh tổng thể lớn hơn nhiều so với trước đây, khi các nhà khoa học nghĩ rằng chỉ có 1/5 số loài cá biết nói chuyện. Và cá đã nói chuyện với nhau cách đây khoảng 155 triệu năm. Điều thú vị, đây cũng là khoảng thời gian mà những loài động vật có xương sống trên cạn biết giao tiếp bằng âm thanh ra đời. Kể từ đó tới nay, các phân tích cho thấy tiếng nói của loài cá đã tiến hóa độc lập ít nhất 33 lần. Mỗi lần tiến hóa, chúng lại trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Rõ ràng lũ cá có những điều quan trọng cần phải nói ra với nhau.

Như nhóm nghiên cứu của Rice viết trên tạp chí Ichthyology & Herpetology: "Kết quả của chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết về hành vi cổ đại của các loài động vật dưới nước rằng chúng có thể phát ra âm thanh. Cùng với nhau, những phát hiện này làm nổi bật áp lực chọn lọc tự nhiên mạnh mẽ, có lợi cho sự tiến hóa của các cơ chế phát âm xuyên suốt các dòng động vật có xương sống".

Các nhà nghiên cứu cho biết cá có nhiều động lực để nói chuyện. Bằng cách phát và truyền âm thanh dưới nước, chúng có thể gọi nhau đi ăn, cảnh báo nguy hiểm, thậm chí cãi lộn để tranh giành lãnh thổ. Và tất nhiên, cá cũng dùng âm thanh để mời gọi bạn tình, giống như các loài chim trên cạn.

Có một số loài cá sử dụng ngôn ngữ âm thanh nhiều hơn các loài cá khác, chẳng hạn như cá cóc và cá chuột. Tuy nhiên, Rice và nhóm nghiên cứu cho biết phân tích của họ chỉ mới tập trung vào các nhóm cá nói nhiều hơn là cá ít nói. Do đó, có thể chúng ta chưa lắng nghe đủ để xem các nhóm cá khác có nói chuyện hay không và nói chuyện nhiều tới đâu.

"Cá làm mọi thứ trong đời sống của chúng. Chúng hít thở không khí, chúng có thể bay, có thể ăn bất cứ thứ gì và làm nhiều điều tưởng chừng bất khả thi khác. Sẽ chẳng có gì làm tôi ngạc nhiên nếu các loài cá có thể tạo ra âm thanh và sử dụng chúng chúng", Rice nói.

Chúng ta chỉ thấy lạ khi cá nói chuyện vì chúng ta không sống ở dưới nước để lắng nghe các bản hòa tấu của chúng mà thôi.

Sciencealert
Đăng ngày 08/02/2022
Thanh Long
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 18:03 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 18:03 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 18:03 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 18:03 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 18:03 15/01/2025
Some text some message..