Khó tiếp cận vốn chính sách “cản đường” phát triển hợp tác xã

Thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương ở Hà Tĩnh đã có không ít chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển hợp tác xã (HTX). Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ nói chung không những quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các HTX mà còn khó tiếp cận.

Khó tiếp cận vốn chính sách “cản đường” phát triển hợp tác xã
Thu hoạch tôm nuôi ở Hợp tác xã NTTS Xuân Thành (Nghi Xuân)

Ông Hoàng Bá Đồng - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH - Chi nhánh Hà Tĩnh cho biết, theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm có quy định cho vay ưu đãi đối với HTX (và các doanh nghiệp, tổ hợp tác…). Quỹ được giao cho Ngân hàng CSXH quản lý và cho vay theo quy định tại nghị định này. Tuy nhiên, thời gian gần đây (khoảng từ 4 - 5 năm), Ngân hàng CSXH Hà Tĩnh không còn nhận được nguồn vốn của quỹ cho nên có rất ít HTX được vay vốn tại đây. Được biết, Nghị định 61 là chính sách duy nhất có quy định hỗ trợ HTX tại Ngân hàng CSXH.

Cũng theo ông Hoàng Bá Đồng, các HTX là các tổ chức kinh tế, họ hoàn toàn có cơ sở để vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Quy định là thế, song thực tế cho thấy, các HTX rất khó vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Bởi theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn thì các ngân hàng sẽ cho các tổ chức kinh tế tập thể vay không cần thế chấp tài sản với số vốn tối đa là 500 triệu đồng, kèm theo điều kiện các HTX phải đưa ra được phương án kinh doanh khả thi, bảo đảm được các tiêu chí về tư cách pháp nhân, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và hoàn trả vốn... song có rất ít HTX đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên nên việc tiếp cận nguồn vốn này không dễ dàng.

Giám đốc HTX Sản xuất giống cây trồng Hương Mây - Bùi Thị Ngọc Mây - (phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh) cho hay, dù được thành lập từ năm 2014, nhưng cho đến nay, HTX vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào về vốn. Thậm chí, HTX cũng gặp khó khăn khi vay vốn thương mại từ các ngân hàng. Do vậy, các thành viên đành chấp nhận giải pháp vay vốn cá nhân với lãi suất cao. Bà Mây cũng cho rằng, yêu cầu của các ngân hàng là quá cao, họ thường căn cứ vào năng lực tài chính, lợi nhuận, hiệu quả đầu tư của HTX khi xem xét cho vay. Trong khi đó, về phía HTX, do nguyên nhân thiếu vốn nên hoạt động chưa hiệu quả, dẫn đến những hạn chế về năng lực tài chính.

Bà Hồ Thị Hiền - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX cho rằng, nhiều HTX không thể hoàn thiện hồ sơ vay vốn đầy đủ nên phía ngân hàng khó có thể xét duyệt. Còn về nguồn vốn tín dụng, ngân sách chỉ cấp cho quỹ 20 tỷ đồng nên tổng dư nợ hạn chế. Trong khi nhu cầu vay và gia hạn nợ cao nhưng số vốn quá ít so với nhu cầu thực tế của các HTX, nhất là đối với những đơn vị cần mở rộng quy mô SXKD dịch vụ...

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nguyễn Văn Hùng cho biết, mới đây, ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh vừa tổ chức kiểm tra, rà soát năng lực, hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh. Qua đó, kiến nghị lên cấp trung ương về việc cần tiếp tục cân đối, bổ sung nguồn ngân sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Có cơ chế tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, ngân hàng của các HTX, tổ hợp tác khi không có điều kiện về tài sản thế chấp.

Đồng thời, chúng tôi đã yêu cầu ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, ban hành một số chính sách phù hợp hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Có cơ chế hợp lý để tháo gỡ khó khăn đối với các HTX, nhất là HTX nông nghiệp, HTX môi trường. Mặt khác, rà soát, tiến hành thủ tục giải thể hoặc chuyển đổi các HTX hoạt động không hiệu quả, hoạt động hình thức, HTX không hoạt động trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi để các HTX, tổ hợp tác có nhu cầu được giao đất, thuê đất, được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, ngân hàng phục vụ yêu cầu hoạt động SXKD.

Về phía các HTX, cần năng động hơn trong việc liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường ổn định cũng như tạo dựng niềm tin với các tổ chức tín dụng… có như vậy mới thu hút được các nguồn vốn đầu tư để phát triển bền vững.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 18/10/2017
Dương Chiến
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 06:02 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 06:02 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 06:02 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:02 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 06:02 18/06/2025
Some text some message..