Khoa học và quản lý quá trình lột xác ở tôm nuôi

Hiểu được tác động của khoáng cũng như vai trò của pH, oxy hòa tan và chất lượng nước thì kiểm soát được sự lột vỏ của tôm.

Khoa học và quản lý quá trình lột xác ở tôm nuôi
Ảnh: aquariumcarebasics

Môi trường tự nhiên của tôm biển có một lượng lớn các khoáng chất. Tôm lớn lên bằng cách lột vỏ, hình thành một lớp vỏ mới bên dưới lớp vỏ cũ, lớp vỏ mới sau đó sẽ cứng lại. Quá trình này cho phép tôm lớn lên. Không có quá trình lột vỏ, tôm sẽ không tăng trưởng và thất bại trong việc lột vỏ đồng nghĩa với cái chết.


Trong môi trường sống tự nhiên, tôm có thể tìm kiếm một nơi thích hợp để lột vỏ. Khó khăn duy nhất mà chúng phải đối mặt là những con vật săn mồi; để tránh thời điểm dễ tổn thương này, tôm cần phải vượt qua quá trình lột xác thật nhanh. Những điều kiện cần cho sự lột xác này gồm: đủ lượng khoáng chất và Ôxy; và không có sự hiện diện của khí độc. Nhưng trong ao nuôi, những hạn chế bao gồm: không đủ không gian, khoáng chất, oxy và khí độc được sinh ra từ các mùn bả hữu cơ không được quản lý tốt. Những hạn chế này có thể làm tôm chết sau khi lột vỏ do vỏ không cứng lại được, dễ dàng có những vết thương để lại trên vỏ, hoặc vỏ có màu xanh dương hay vỏ mỏng hơn bình thường.

Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ vài quan điểm và thông tin về quản lý lột vỏ (lột xác) ở tôm để hiểu rõ hơn về quá trình lột vỏ và giới thiệu một vài giải pháp hữu ích cho vài vấn đề.

Hiểu về vỏ tôm

Vỏ tôm là bộ xương ngoài, một cái áo giáp hay tấm khiên để bảo vệ cơ thịt của nó khỏi động vật ăn thịt và mầm bệnh. Nó cũng giúp giữ cơ thể mềm trong hình dạng con tôm. Không có vỏ, tôm sẽ giống một con sâu. Vỏ tôm gồm hai thành phần: 55% khoáng vô cơ phần lớn là Calcium và Mg với các loại khoáng khác. 45% còn lại gồm chitin (hợp chất protein chitin được cấu thành từ carbohydrate và protein) và cả hệ thống cảm giác giúp tôm có thể phát hiện sự thay đổi của môi trường và có thể điều chỉnh theo đó.

Lợi ích của việc lột vỏ

Khi tôm loại bỏ lớp vỏ cũ và hình thành một vỏ mới, nó không chỉ tăng trưởng mà còn giúp tôm loại bỏ các vết sẹo, vết thương, tạp chất, vi khuẩn cũng như kí sinh trùng trên vỏ tôm và các bộ phận khác như chân, râu.  Nó sau đó có một cơ thể mới và hoàn hảo. Đó là một phần chọn lọc tự nhiên, để chọn ra con tôm tốt nhất và loại bỏ những con tôm yếu.

Những nhu cầu cần thiết trong quá trình lột vỏ


Trải qua quá trình lột xác, tôm sẽ sử dụng oxy ở tỉ lệ gấp đôi so với bình thường. Nó cần dùng năng lượng để lột vỏ; nếu việc cung cấp oxy bị thiếu, nó sẽ chết. Một điều kiện khác là tôm cần pH thấp hơn 8.3 để có thể hấp thụ khoáng chất từ lớp vỏ cũ; ngược lại nó sẽ không thể hình thành lớp vỏ mới. Nó cần một nơi sạch sẽ và an toàn để nghỉ ngơi và xây dựng một cái vỏ mới, không có khí độc (H2S) và bùn, và có đủ oxy hòa tan ở nơi nghỉ ngơi. Nó cần một tỉ lệ thích hợp khoáng Mg, Ca và K và nguồn thức ăn đủ protein để xây dựng cấu trúc cơ thể sau lột vỏ.

Các dấu hiệu và dự báo

Thông thường tôm sẽ không lột vỏ đồng loạt vào cùng một thời điểm. Thường thường, chúng có xu hướng lột vỏ qua thời kỳ thủy triều cao hay trăng tròn. Ví dụ, nếu sự lột vỏ xảy ra trong bảy ngày tới với chỉ khoảng 10 con trong tổng số 100 con thì trong ngày thứ 5 nếu có hiện tượng thủy triều cao trong ngày thì sẽ có nhiều tôm lột xác hơn vào ngày thứ 5 này, nó vào khoảng 30-40 con tôm trong một ngày. Trải qua ngày lột xác, nếu pH trong ao cao (trên 8.3), tôm sẽ đợi đến khi pH hạ xuống 8.3 sẽ bắt đầu lột xác và thường sẽ xảy ra vào ban đêm.

Sau khi tôm lột vỏ đồng loạt, người nuôi sẽ nhìn thấy vỏ lột và các vệt bọt dài hay bong bóng. Vỏ tôm mới nhìn sạch sẽ, trong và  mỏng. Tuy nhiên, vì sự thiếu hụt lượng khoáng chất trong nước do lượng khoáng này đã được tôm sử dụng cho việc lột vỏ qua đêm, có khả năng sẽ xảy ra sự sụp tảo 2-3 ngày sau lột xác. Việc người nuôi nhận biết được thời điểm lột xác đồng loạt (ngày thứ 5 như ví dụ trên) và chuẩn bị cho điều đó là rất quan trọng. Dữ liệu trong bảng 1 dưới đây có thể giúp người nuôi xác định khi nào lần lột vỏ kế tiếp sẽ đến (chu kỳ lột vỏ tôm).


Nguồn: Dr. Booyarat Pratumchart, phòng khoa học thủy sinh, khoa khoa học, đại học Burapha và Dr. Chalor limsuwan, trung tâm nghiên cứu thương mại thủy sản, đại học Kasetsart, Thái Lan

Đến ngày dự đoán của lần lột vỏ, lượng ăn sẽ giảm khoảng 10-30%. Một khi được dự báo trước, người nông dân phải cung cấp sự sục khí đầy đủ và liên tục và chuẩn bị sẵn một số khoáng quan trọng để tạo nguồn khoáng sẵn ngay lập tức cho nhu cầu của tôm trong quá trình lột xác. Nếu pH cao hơn 8.3, người nuôi nên đợi cho đến khi pH giảm để đánh khoáng vào. Nhưng nếu pH trong ao luôn thấp, người nuôi sẽ cần trộn khoáng trong bể bên cạnh ao và bổ sung từ từ liên tục qua ống dẫn đặt phía trước quạt nước vào ban ngày. Mỗi lần, trải qua sự lột vỏ, có thể có khả năng độ kiềm sẽ giảm do các ion đã được sử dụng để hình thành lớp vỏ mới. Trong các trường hợp như vậy, cần phải điều chỉnh độ kiềm về mức bình thường, khoảng 100-120ppm bằng cách bổ sung sodium bicarbonate.

Chuẩn bị lột xác

Trải qua thời điểm này vỏ tôm sẽ sạch và cứng nhưng màu nhạt màu, cơ thịt hơi lỏng lẻo, thịt không có vị và có ít khoáng chứa trong cơ thể và về trọng lượng thì hệ gan tụy co lại bằng 1.02% trọng lượng thân. Trải qua quá trình chuẩn bị, tôm sẽ tích trụ khoáng chất và dưỡng chất trong máu và hệ gan tụy từ nước và thức ăn. ở giai đoạn này, nó sẽ đồng hóa các khoáng chất là chính. Đây là thời gian dài nhất của chu kỳ lột xác. Tùy thuộc vào kích thước; tôm lớn sẽ mất một khoản thời gian dài hơn và tăng trọng tôm sẽ tăng dần cho đến khi nó sẵn sang cho lần lột kế tiếp (bảng 1).

Tiền lột xác

Trước khi lột vỏ, tôm sẽ ở trạng thái ít vận động nhất của nó; vỏ sẽ rất cứng, và cơ thịt có năng lượng lí tưởng và giàu chất dinh dưỡng. Nếu tôm chưa sẵn sàng, nó sẽ không lột vì điều đó có thể làm chết nó.

Khi tôm đã sẵn sàng lột xác (ở giai đoạn này gan tụy tôm sẽ to nhất và vào khoảng 1.17%  trọng lượng thân vì nó tích lũy chất dinh dưỡng), tôm sẽ bắt đầu sử dụng các chất dinh dưỡng từ gan tụy để hình thành một lớp vỏ mềm bên dưới lớp vỏ cũ ở tầng biểu bì. ở tầng trong, chitin và các khoáng chính như Mg và Ca sẽ được hấp thụ từ lớp vỏ cũ và tích lũy vào lớp vỏ mới (bước này cần một độ pH thấp hơn 8.3). lượng khoáng hấp thụ này không đủ để làm cứng lớp vỏ mới, nhưng đủ để tạo một lớp màng. Thời kỳ này sẽ  mất khoảng 6 giờ đối với tôm từ 10-15g.

Lột xác

Khi một lớp vỏ mối đã được hình thành hoàn chỉnh bên trong và lớp vỏ củ đã đủ giòn, tôm sẽ bắt đầu bơm nước vào cơ thể để làm cho cơ thể to lên và làm vỡ lớp vỏ cũ ở phần đầu đỉnh của phần thân tôm. Tôm sẽ cong cơ thể và búng mạnh để làm bung lớp vỏ cũ ra. Kích thước và trọng lượng tôm sẽ tăng ngay lập tức nhưng cơ thịt sẽ vẫn mềm.

Thời kỳ sớm sau lột xác và sau lột xác

Tôm vừa lột xác sẽ hạn chế năng lượng; nó không thể bơi hay đi xa và có thể chỉ nhảy được 2-3 lần để thoát khỏi kẻ thù. Tôm lột cần hấp thụ khoáng chất từ nước (đây là nguồn cung cấp khoáng chất chủ yếu) để làm cứng vỏ nhanh nhất có thể, thông thường dưới 1 giờ. Nếu nó mất nhiều thời gian hơn thì khả năng bị ăn thịt sẽ cao hơn.

Các yếu tố thiết yếu cho sự lột xác

Tỉ lệ khoáng hợp lý, pH thấp hơn 8.3 và gấp đôi lượng oxy là các điều kiện tiên quyết của sự lột xác. Một số người nuôi sử dụng một số chất kích thích lột vỏ hay hormone, nhưng tôi sẽ phản đối kịch liệt điều này. Nếu chúng ta ép tôm lột xác khi chúng chưa sẵn sàng, nó sẽ dẫn đến chết tôm. Người nuôi sẽ không biết rằng còn ít tôm trong ao nhưng sẽ thấy lượng ăn giảm và tỉ lệ sống thấp khi thu hoạch tôm.


Điều kiện tôm lột xác yêu cầu pH dưới 8.3

Các vấn đề chính trong lột xác


Tôm chết trong quá trình lột xác thường được thấy kèm theo cơ thịt trắng cùng với vỏ mỏng và mềm. Nguyên nhân có thể là: thiếu oxy, thiếu các khoáng chất chính, tỉ lệ khoáng không hợp lý, độ kiềm thấp hoặc bị nhiễm khí độc H2S (Khí độc Hydro sulfure). Người nuôi cần duy trì độ kiềm thích hợp ít nhất là 120ppm và giữ đúng tỉ lệ Mg/Ca/K. Bắt buộc phải đảm bảo rằng hàm lượng oxy và không có sự hiện diện của H2S ở đáy ao. Người ta khuyến cáo nên sử dụng men vi sinh để loại bỏ H2S một cách hiệu quả.

Vỏ mỏng hay mềm là do sự thiếu hụt khoáng chất. Mặc dù trong giai đoạn sớm của sự lột xác không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng, có một chỉ báo rằng tôm cũ ở trong ao sẽ ảnh hưởng xấu đến giai đoạn sau lột vỏ. Người nuôi nên trộn một vài loại khoáng chất vào thức ăn để cung cấp các khoáng chính trong quá trình lột xác. Cùng thời điểm đó, độ kiềm nên được duy trì ở mức 120ppm.

Một đợt tảo tàn có thể xảy ra khi một loại khoáng mà phiêu sinh vật cần vào ban ngày bị tôm sử dụng hết trong quá trình lột xác vào ban đêm. Trong ngày đầu tiên sau lột xác, người nuôi có thể thấy sự thay đổi nhẹ về pH, đến ngày thứ 2, màu nước sẽ nhạt hơn và pH sẽ giảm nhẹ và vào ngày thứ 3, màu nước trở nên sậm hơn, có nhiều bong bóng trên mặt nước và pH giảm nhiều hơn ngày hôm trước. Tảo tàn thường dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sau. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, người nuôi cần kiểm tra hàm lượng khoáng, pH và độ kiềm.

Sự lột xác không hoàn chỉnh xảy ra bởi cả sự không cân bằng và sự không hợp lý trong tỉ lệ khoáng hay tôm với sự thiếu hụt năng lượng để kết thúc sự lột xác. Một vài con tôm có vết sẹo trên vỏ sẽ không hoàn thiện được việc lột xác. Một ví dụ là khi có hội chứng taura (TSV) hay nhiễm Vibrio trên vỏ.

Trận mưa rào cũng có thể gây ra vấn đề đối với quá trình lột xác. Nước mưa với pH thấp sẽ làm tôm lột vỏ nhưng cùng lúc đó, hầu hết ao sẽ thiếu oxy, khí độc cao, nước lạnh và thiếu khoáng. Người nuôi sẽ cần bổ sung vôi để duy trì pH và ngăn chặn tôm lột vỏ. Để làm điều đó, người nuôi tăng cường sục khí và cắt giảm cho ăn đồng thời kiểm tra pH và độ kiềm sau mỗi 2-3 tiếng trong thời gian mưa lớn. Nếu xảy ra việc không thể kiểm soát được, men vi sinh có thể kiểm soát được H2S nên được sử dụng.

Trong một số trường hợp, một vết sẹo trên vỏ gây nên bởi gai của một con tôm khác sẽ biến mất trong lần lột xác kế tiếp. Nguyên nhân của khuyết tật là do sự thiếu dinh dưỡng như thiếu hụt các vitamin thiết yếu hay bị nhiễm khuẩn như virus tôm tre. Nếu nó xảy ra, việc bổ sung thức ăn nên được sử dụng và nếu nó không hiệu quả, nên thu tôm và bỏ vụ nuôi.

Quản lý khoáng thích hợp

Tôm cần khoảng 23 loại khoáng chất. các khoáng chất chính là Ca, Mg, K, P và NaCl. Các khoáng vi lượng gồm Fe, Mn, Cu, Zn, I, Co, Cs, Ni, Se, F, Mo, Sn, Cr, Sr, V và Si. Tỉ lệ Mg/Ca/K phải đảm bảo 40/15/13. Ví dụ, ở độ  mặn 10ppt, người nuôi nên duy trì 400ppm Mg, 150ppm Ca và 130ppm K. do đó, kiểm tra giá trị khoáng định kỳ đặc biệt cần thiết nhất là những ao nuôi tôm có mật độ cao hơn 100 PL/m2.

Tất cả khoáng ở trên được đòi hỏi ở lượng nhất định. Sự thiếu hụt một loại khoáng có thể dẫn đến sự bất hoạt của các khoáng khác như được trình bày trong sơ đồ bên dưới.

Nhất thiết, người nuôi phải hiểu nhu cầu cho các loại khoáng này và cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt cho tôm để tránh vấn đề thiếu hụt khoáng. Xa hơn, để mang lại lợi ích cho tôm, khoáng nên được bổ sung đúng thời điểm, như lúc tôm lột xác. Dạng và nguồn khoáng cũng đòi hỏi sự quan tâm và người nuôi nên tìm hiểu hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia.

Muối

NaCl là nguồn khoáng mà người nuôi có thể dùng ngay cả khi độ mặn trong ao nuôi tăng cao (trên 35ppt). Ở mật độ nuôi cao như 150PL/m2 hay hơn, ngay cả trong điều kiện mặn cao, các khoáng vi lượng vẫn rất cần thiết. Trong trường hợp mà ở đó một số khoáng bất hoạt, các khoáng đặc biệt để bù đắp cho chúng thì cần thiết. Một qui luật chung là trộn 10g muối với 100ml nước, và trộn vào 1kg thức ăn.


Những ích lợi đặc biệt từ việc lột xác

Khi tôm lột vỏ, không chỉ lớp vỏ bên ngoài được loại bỏ mà các bộ phận tiêu hóa cũng được làm mới. tôm sẽ có bề mặt ruột mới không có sự hiện diện của vi khuẩn. Thông thường, sẽ có nhiều loại vi khuẩn sống trong các lớp ruột. Nếu vi khuẩn là mầm bệnh, chúng sẽ dần dần gây nhiễm vào hệ gan tụy. Để loại bỏ các mầm bệnh này thì lột xác là một cách để làm mới điều kiện đường ruột, nếu tôm vẫn đủ mạnh và có thể lột vỏ. Nhiều người nuôi tôm đưa vi khuẩn có lợi vào thức ăn để kiểm soát vibrio ở cử cho ăn đầu tiên sau lột xác và tiếp tục trong 3-4 cử ăn tiếp theo để đảm bảo rằng đường ruột tôm sẽ không bị nhiễm khuẩn gây bệnh.

Hậu lột xác

Sau khi tôm lột xác, người nuôi nên làm gì? Đối với việc cho ăn, việc bổ sung các vi khuẩn có lợi sẽ mang lại nhiều lợi ích. Các vitamin và khoáng chất, protein đậm đặc sẽ giúp mang tôm trở lại với điều kiện tối ưu và ngăn cản các tác động xấu đến tôm khí có sự thay đổi đột ngột của các điều kiện môi trường. đối với nước, các chỉ tiêu pH, độ kiềm và hàm lượng khoáng nên được kiểm tra. Nếu vài giá trị không đúng, phải có các bước điều chỉnh ngay lập tức.

Thông điệp của tác giả

Quản lý khoáng và lột xác là các bước cần thiết ngay cả nếu nuôi tôm ở độ mặn cao bởi vì mật độ nuôi luôn dày hơn so với tự nhiên. Quản lý kém hay không đúng cách có thể làm giảm cơ hội thành công của vụ nuôi. Đề quản lý tốt không khó, chúng ta chỉ cần hiểu rõ được khoa học của sự lột xác.

Dr. Soraphat Panakon (Aquaculture – May/June 2018- volume 14 number 13)

Anbinhbio
Đăng ngày 16/08/2018
Phòng kỹ thuật
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:01 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:01 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:01 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:01 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:01 18/12/2024
Some text some message..