Khoảng trống kiểm dịch chất lượng tôm giống

Là địa phương chuyên về nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, đặc biệt là sản xuất, cung cấp tôm giống và nuôi tôm thương phẩm, tuy nhiên, sau khi Thông tư 26 ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản ra đời, việc quản lý chất lượng con giống trên địa bàn huyện Năm Căn gặp nhiều bất cập

Khoảng trống kiểm dịch chất lượng tôm giống
Kiểm dịch giống. Hình minh họa

Căn cứ vào thông tư trên, tôm giống xuất tỉnh mới bắt buộc kiểm dịch. Mặt khác, các chủ cơ sở sản xuất tôm giống không nhất thiết phải kiểm tra chất lượng con giống trước khi tiêu thụ nội địa. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của người dân tại địa phương, bởi không có cơ sở kỹ thuật nào xác định chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi.

Trạm phó Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Năm Căn Tống Văn Mơ cho biết, từ đầu năm 2017, huyện đã áp dụng các quy định theo Thông tư 26. Như vậy, khi kiểm tra thực tế, hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống đều nắm rõ. Khi nhu cầu của bà con địa phương mua tôm của cơ sở yêu cầu kiểm dịch, khi đó cơ sở mới đăng ký kiểm dịch tôm giống, một phần giảm chi phí cho cơ sở. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm tra chất lượng giống nội địa”.

Nông dân Nguyễn Văn Đảm, ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, cho biết, so với khoảng 5-6 năm về trước, sản lượng tôm nuôi của gia đình hiện nay giảm còn một nửa. Do đó, việc không quy định kiểm dịch con giống tiêu thụ tại địa phương làm cho ông Đảm không khỏi lắng lo về chất lượng. Và vì thế, vụ mùa trúng hay thất còn phụ thuộc vào vận mệnh "trời cho". "Tôi không thể xác định chất lượng con giống bằng cảm quan. Tôi chỉ ước lượng khoảng tôm thu hoạch sau mỗi đợt thả từ 4-5 tháng, lúc đó mới biết mẻ tôm nào chất lượng và biết bắt tôm giống của trại nào", ông Đảm chia sẻ.

Ông Nguyễn Duy Thái, cùng ấp Xẻo Sao, cho rằng, việc quản lý chất lượng tôm giống không chỉ nhiệm vụ phía Nhà nước mà còn là lương tâm của nhà sản xuất.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Năm Căn trên 25.000 ha, theo đó nhu cầu sử dụng tôm giống rất cao. Với gần 300 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn, mỗi năm cho ra hơn 1,6 tỷ post giống, đáp ứng 50% nhu cầu người nuôi trong huyện. Kết thúc vụ nuôi, có được vụ mùa bội thu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng con giống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Ông Nguyễn Duy Thái mong rằng các quy định của Nhà nước nên xuất phát từ thực tế nhu cầu và hiệu quả sản xuất của người dân. Việc ban hành thông tư trên là không phù hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với người sản xuất.

Ông Tống Văn Mơ cho biết, trong năm 2016, số lượng tôm post giống được kiểm tra chất lượng trên 1,2 tỷ con. Trong khi đó, 4 tháng đầu năm 2017, số lượng kiểm tra chỉ bằng con số không. Hiện tại, các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn chỉ đăng ký kiểm dịch khi có nhu cầu xuất bán tôm ngoài tỉnh.

Đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn huyện Năm Căn trên 180 ha, trong đó, tôm công nghiệp trên 12 ha và quảng canh cải tiến trên 170 ha. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chắc chắn có nguyên nhân từ con giống kém chất lượng do không qua kiểm dịch.

CMO
Đăng ngày 11/05/2017
Như Quỳnh
Nông thôn

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 06:47 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 06:47 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 06:47 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 06:47 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 06:47 19/04/2024