Khởi động Dự án “Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học, pháp lý, thực tiễn phục vụ việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch, quản lý chuyên ngành thủy sản”

Ngày 13/7/2016, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Ban quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), Trung tâm chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ thủy sản Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn phục vụ việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch, quản lý chuyên ngành thủy sản”. Tham dự Hội thảo, có đại diện các đơn vị quản lý của Tổng cục Thủy sản, Ban quản lý Dự án (CRSD), Hội nghề cá Việt Nam, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản.

nghien cuu khoa hoc

Ra đời từ năm 2003, Luật Thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, là khung pháp lý xuyên suốt các hoạt động quản lý vĩ mô, là căn cứ để xây dựng các cơ chế, chính sách mở đường phát triển ngành Thủy sản trên tất cả các lĩnh vực như: Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; Khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại, dịch vụ hậu cần thủy sản; Hội nhập, hợp tác quốc tế trong hoạt động thủy sản; Xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống ngư dân; Bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng trên các vùng biển và hải đảo. Nhờ đó, ngành Thủy sản Việt Nam đã đạt những kết quả ấn tượng, từ khai thác hải sản ven bờ dần chuyển mạnh sang khai thác xa bờ; nuôi trồng thủy sản đã bổ sung nhiều đối tượng mới như cá tra, cá basa, nghêu, hàu, sò, ốc hương, cá nước lạnh…đã làm thay đổi rõ rệt cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị và thị trường, tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của sản lượng nuôi và cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo cho ngành chế biến thủy sản phát triển bền vững, cải thiện đáng kể chất lượng các mặt hàng chế biến nội địa và các mặt hàng xuất khẩu. Tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 2,8 triệu tấn năm 2003 lên đến 6,56 triệu tấn năm 2015, giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2003 lên đến 6,72 tỷ USD năm 2015. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã có mặt tại 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ngành thủy sản đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong những năm qua. Đặc biệt, đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao thu nhập, đảm bảo sinh kế cho ngư dân.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho tất cả lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành Thủy sản nói riêng nhiều cơ hội để phát triển, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp nhận các tiến bộ khoa học hiện đại, góp phần không nhỏ vào nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam phải đối mặt không ít những thách thức và chịu ràng buộc bởi các điều kiện mà chúng ta đã cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do song phương cũng như đa phương. Trong bối cảnh chung của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra cho các ngành, các lĩnh vực những yêu cầu cần thay đổi để phù hợp với thực tiễn trong tình hình mới, đáp ứng đầy đủ các điều khoản quy định của luật pháp quốc tế.

Để đưa ngành Thủy sản phát triển bền vững, quản lý hiệu quả phù hợp với tình hình mới và đảm bảo sự tương thích và đồng bộ với các Bộ Luật mới hiện hành. Bộ Nông nghiệp & PTNT đã giao cho Tổng cục Thủy sản rà soát nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản 2003. Trên tinh thần đó, Ban quản lý Dự án (CRSD) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản được  thực hiện nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn làm căn cứ đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Thủy sản. Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản là đơn vị tư vấn, đã tổ chức Hội thảo khởi động Dự án, để báo cáo kế hoạch cũng như nội dung công việc thực hiện trong thời gian tới. Thông qua Hội thảo, các đại biểu cho rằng, để phù hợp với tình hình mới hiện nay cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung Luật Thủy sản. Cần phải đánh giá những tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Luật Thủy sản 2003 gặp phải trong thời gian qua. Qua đó, cần xác định đối tượng tác động và đánh giá tác động của những điều chỉnh sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Phải tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý và nhóm chuyên gia để phản biện những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản.

Ngoài ra, cần phải nghiên cứu luật pháp của các nước, tổ chức quốc tế, các quy định trong Hiệp định thương mại tự do (FTA), tham khảo các ý kiến chuyên gia nước ngoài, tổ chức quốc tế để đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp với quy định quốc tế.

Fistenet, 14/07/2016
Đăng ngày 15/07/2016
Văn Thọ
Kinh tế

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Nhìn bọt có thể đóan được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:52 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:52 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:52 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:52 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:52 18/10/2024
Some text some message..