Khởi nghiệp từ nuôi lươn không bùn

Thời gian qua, do bị khai thác quá mức nên số lượng lươn trong tự nhiên đang giảm sút. Nắm bắt tình hình này, tại Khóm 9, thị trấn Thới Bình, anh Kiều Văn Sơn (25 tuổi) và nhiều hộ khác triển khai, mở rộng mô hình nuôi lươn, đạt hiệu quả kinh tế đáng kể.

Khởi nghiệp từ nuôi lươn không bùn
Thu nhập từ việc trồng rau ngổ kết hợp nuôi lươn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình anh Kiều Văn Sơn.

Theo học chuyên ngành Quản lý môi trường, từng là Bí thư Chi đoàn Khóm 9, có lẽ sự nhiệt huyết và sáng tạo của tuổi trẻ bộc lộ rõ trong cách tìm tòi lập thân, lập nghiệp của anh. Sau quá trình học hỏi, nghiên cứu trên mạng internet, anh Sơn mạnh dạn đầu tư, xây dựng 12 hầm nuôi lươn, mỗi hầm có diện tích 11 m2 và thả 10.000 con lươn giống, tổng chi phí hơn 200 triệu đồng. Hồ nuôi lươn được thiết kế rất đơn giản bằng cách lót bạt ni-lông phía dưới, có ống thoát nước để thay nước dễ dàng, giá để cho lươn bám có thể là đất hoặc dây ni-lông cột thành bó.

Khi được hỏi về ý tưởng, anh Sơn chia sẻ: “Có người bà con đã nuôi lươn trong can, so sánh với phương pháp nuôi không bùn thấy dễ chăm sóc và đạt hiệu quả cao hơn nên tôi quyết định đầu tư, tìm tòi học hỏi qua internet”.

Không chỉ chú trọng chăm sóc lươn, anh Sơn còn học hỏi kinh nghiệm để ép đẻ tạo nguồn lươn giống. Anh Sơn xây một bể riêng để ép lươn, đổ đất hai bên hầm để làm chỗ cho lươn đẻ, sau đó mang trứng thuần ô-xy từ 4-7 ngày trứng lươn sẽ nở thành lươn con. Nhờ đó, anh chủ động được nguồn giống cho những vụ nuôi sau.

Nuôi lươn không bùn không tốn nhiều công chăm sóc, chỉ cần giữ môi trường sống sạch sẽ, thay nước thường xuyên, lươn ít bệnh vặt nếu chăm sóc tốt. Anh Sơn cho biết thêm: “Khi xây dựng hầm, cần thiết kế một ống thoát nước để tiện thay nước và chăm sóc lươn, 3 ngày nên thay nước 1 lần để lươn phát triển tốt, ít bị nhiễm bệnh”.

Thức ăn của lươn dễ tìm, chủ yếu là thức ăn bán sẵn và cá phi xay nhuyễn.  

Kết quả sau 12 tháng nuôi, lươn phát triển tốt, anh Sơn đang hợp đồng với các thương lái, nhà hàng… để xuất bán. Giá lươn dao động từ 250.000-270.000 đồng/kg tuỳ theo trọng lượng. Anh dự tính, đợt xuất bán đầu tiên hơn 1 tấn lươn thương phẩm.

Không chỉ nuôi lươn, anh Sơn còn tận dụng phần mặt nước để trồng rau ngổ. Rau trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên được bà con trong vùng yên tâm sử dụng. Mỗi ngày thu nhập từ rau ngổ trung bình khoảng 250.000 đồng, vừa trang trải được tiền thức ăn cho lươn, vừa tạo bóng mát cho hầm.    

Anh Tiêu Thành Nhân, Phó bí thư Đoàn thị trấn Thới Bình, phấn khởi: “Mô hình nuôi lươn không bùn của bạn Kiều Văn Sơn tiêu biểu cho ý chí vươn lên khởi nghiệp của thanh niên thị trấn. Đây là một trong những mô hình điển hình cần được tuyên truyền nhân rộng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 14/05/2018
Linh Linh
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:49 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:34 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:34 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:34 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:34 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:34 19/04/2024