Khởi nghiệp với cá sạch “ngủ đông”

Với mong muốn chinh phục thị trường bằng sản phẩm cá sạch và tham vọng hoàn thiện chuỗi cung cấp cá sạch hoàn toàn tự động hóa, một nhóm bạn trẻ là SV các trường ĐH tại TP.HCM (M4S) đã xây dựng một mô hình khởi nghiệp từ cá biển, hứa hẹn nhiều tiềm năng xuất khẩu.

nhóm M4S
Nhóm M4S (Im for Viet Nam) với tham vọng xuất khẩu sản phẩm cá sạch. Ảnh: Nhóm cung cấp.

Trăn trở với chữ “sạch”

Sinh ra trong một gia đình miền biển của tỉnh Bình Thuận, món ăn từ cá gắn bó với Nguyễn Đức Hiếu (ĐH ngoại thương cơ sở 2) từ rất nhỏ. Lớn lên, khi bước chân vào giảng đường ĐH, Hiếu vẫn không từ bỏ thói quen ăn cá hàng ngày.

Định kỳ hằng tháng, bố em ở quê lại bảo quản thực phẩm trong hộp rồi gửi lên thành phố cho con. Trong một lần lâm bệnh, bố không thể gửi cá đóng hộp đúng thời gian. Vậy là Hiếu phải tự mình ra chợ mua cá về chế biến.

Nhưng do đã quen ăn cá ở quê nên Hiếu cảm giác rằng cá mua ở chợ không mấy tươi ngon. Mặt khác, xem tivi báo đài, Hiếu cũng biết được, tỷ lệ người việt Nam mắc bệnh ung thư ngày càng cao vì ăn những thực phẩm không đảm bảo an toàn.

“Vậy tại sao mình lại không sản xuất một chuỗi cá sạch để khởi nghiệp và mang lại niềm tin từ người tiêu dùng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa hề có một thương hiệu cá sạch nào có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu quốc tế. Vậy khởi nghiệp bằng thực phẩm từ cá biển sạch sẽ hứa hẹn mang lại nhiều thành công”- Hiếu chia sẻ.

Bắt đầu từ ý tưởng đó, Hiếu vận động bạn bè góp vốn để khởi nghiệp. Hiện tại, nhóm của Hiếu có 12 thành viên, chủ yếu là các bạn sinh viên yêu thích làm startup.

Để có được nguồn cá sạch, vừa đảm bảo chất lượng, vừa phong phú về chủng loại, nhóm Hiếu đã rất vất vả.

Ban đầu, nhận được lời giới thiệu của một người quen, nhóm đã tìm được nguồn cá tươi ở Thị xã La Gi (Bình Thuận). Tuy nhiên, nhóm phải dừng quá trình hợp tác vì một sự cố chất lượng sản phẩm.

“Tin tưởng vào sự giới thiệu của người quen, nhóm không ngờ là nguồn cá biển được cung cấp lại không sạch. Bỏ ra số tiền 5 triệu đồng để mua cá về nhưng không đảm bảo chất lượng, nhóm cũng không thể trả lại cho người bán. Vậy là cả nhóm phải họp để tìm ra phương án xử lý số cá này. Nhiều ý kiến tranh luận đã diễn ra. Cuối cùng nhóm đã phải “tự xử” số cá này và quyết định không bán ra thị trường vì chất lượng không đảm bảo” - Trần Anh Pháp, thành viên nhóm nói về những khó khăn ban đầu.

Tiếp tục con đường tìm kiếm nguồn hàng, nhóm đã vượt quãng đường hàng trăm km về đến tận huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận). Nhóm mừng như “bắt được vàng” khi tới một chợ cá tươi chỉ bán những loại hải sản vừa được đánh bắt về. Đây như là “thiên đường” của các loài cá.

Tham vọng xây dựng quy trình chuỗi cá sạch hướng đến xuất khẩu

Theo M4S, cá ở khu vực huyện đảo Phú Quý có quanh năm và rất đa dạng về chủng loại, có nhiều loài cá được xem là đặc sản như: Cá Đù, cá Rựa, cá Chìa vôi, cá Lem...

Mặt khác, do được mua ngay tại biển nên giá thành cá rẻ và điều quan trọng nhất là cá sạch vì những ngư dân ở đây đều là những người đi biển với quy mô tàu nhỏ, đánh bắt nhỏ lẻ nên cá rất tươi và còn sống hoàn toàn sau khi đánh bắt.

Để đảm bảo giữ được toàn bộ chất lượng cá thì quan trọng nhất chính là khâu bảo quản. Theo M4S, sau khi mua cá, nhóm sẽ hoàn tất các khâu xử lý cá đông lạnh trong vòng 30 phút để giữ lại độ tươi ngon của cá.

Cá sẽ được rửa bằng nước mặn trước khi đưa vào đóng gói và hút chân không. Hiếu cho biết, theo nghiên cứu và thực nghiệm, thông thường trong quá trình rửa cá người ta thường rửa bằng nước ngọt.

Song, nếu rửa cá bằng phương pháp đó, quá trình tiếp xúc, thẩm thấu giữa cơ thể cá với nước sẽ diễn ra khiến cá sẽ không còn ngon nữa so với phương pháp rửa cá bằng nước biển. Vì nước biển vẫn là môi trường tiếp xúc của cá.

Sau khi rửa cá bằng nước biển, cá sẽ được cho vào túi và hút hết không khí để giảm khả năng tạo ra phản ứng ô xi hóa làm giảm chất lượng của cá. Cá sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ -40 độ C, bắt đầu quá trình bảo quản.

chuoi thuc pham sach
Cá "ngủ đông" tức là cá gần như còn nguyên vẹn sự tươi ngon sau khi bảo quản. Ảnh: Hà Thế An.

“Cá sau khi hút hết không khí và làm lạnh ở nhiệt độ như vậy gần như hoàn toàn giữ được độ tươi ngon. Người sử dụng chỉ cần rã lạnh để sử dụng” - Cao Văn Phúc, SV ĐH CNTT, cho biết.

Tham vọng của nhóm là hướng đến một chuỗi cung ứng cá sạch từ khâu đánh bắt đến bảo quản và phân phối.

Nhóm sẽ hướng dẫn ngư dân cách gỡ lưới đúng cách để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cá, hướng dẫn bảo quản cá đúng cách sau khi đánh bắt để giữ được độ tươi ngon. Sau đó, tiếp tục huy động nguồn lực từ đội ngũ những kỹ sư tự động hóa để phát triển xưởng sản xuất tự động mọi quy trình bảo quản cá sau khi đánh bắt.

Cá sẽ được rửa bằng vỉ và có hệ thống tưới nước tự động trong một khoảng thời gian nhất định. Tốc độ nước xả trong quá trình rửa sẽ được tính toán một cách hợp lý để đảm bảo quá trình bảo quản tuân theo một chất lượng ổn định và tương đối đồng nhất.

Khi đã xây dựng một buỗi đánh bắt, bảo quản sạch, nhóm sẽ nhắm tới việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc của cá ngay trên bao bì. Để khi mỗi sản phẩm vào siêu thị hay chợ thì người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Từ đó, dần mở rộng xuất khẩu đến những thị trường quốc tế.

“Một cách phát triển sản phẩm mà nhóm đang ấp ủ là dùng cá đổi cá. Tức là mỗi người tiêu dùng sẽ dùng cá mình mua theo phương pháp thông thường để đổi lấy cá sạch. Mục đích của nhóm hướng đến giúp người dân kiểm chứng cá sạch so với cá thường ăn sẽ khác nhau như thế nào. Từ đó xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh cho mọi người”- Hiếu nói thêm.

Khám Phá, 26/01/2016
Đăng ngày 26/01/2016
Hà Thế An
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 08:03 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 08:03 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:03 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 08:03 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 08:03 14/11/2024
Some text some message..