Khởi nghiệp với giống ếch Thái Lan

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

mô hình nuôi ếch thái lan
Anh Lê Đức Anh cho ếch ăn. Ảnh: T.D

Năm 2003, rời mảnh đất Thanh Hóa với hai bàn tay trắng, đôi vợ chồng trẻ vào Nam lập nghiệp và “bén duyên” với mảnh đất Hàm Tân. Từ nguồn vốn hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình của địa phương, anh mạnh dạn đầu tư 4 triệu đồng làm hồ nuôi 500 con ếch giống.

Do vốn ít, hồ nuôi của anh được làm khá đơn giản với diện tích 10m2, đáy hồ lót bạt nhựa để trữ nước, vách hồ được bao bằng lưới xung quanh. Sau thời gian nuôi 75 ngày, ếch cho thu hoạch với trọng lượng trung bình mỗi con từ 250 - 300g. Ở ngay lứa đầu, anh đã thu lãi trên 3 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư. Thấy có hiệu quả, anh tiếp tục giữ 100 con ếch to, khỏe làm giống và làm thêm 3 hồ dùng để nuôi ếch thương phẩm.

Ếch giống Thái Lan với ưu điểm dễ nuôi, từ 8 - 10 tháng tuổi là bắt đầu sinh sản, trung bình mỗi con ếch có thể sinh sản từ 1.000 - 4.000 trứng. Do làm chủ được khâu sản xuất con giống nên anh chủ động nuôi thâm canh 2 đợt ếch thương phẩm vào các tháng mùa nắng để dễ tiêu thụ và bán được giá cao. Đối với mùa mưa giá ếch rẻ hơn nên chỉ nuôi một vụ, thả mật độ thưa, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên (cá vụn, ốc bưu vàng) để giảm chi phí.

Nhờ siêng năng ham học hỏi từ sách báo, Đức Anh biết các bệnh của ếch để phòng ngừa hiệu quả. Anh chia sẻ kinh nghiệm: Ếch nuôi trong các hồ có mật độ dày thường mắc một số bệnh như: lở loét đỏ chân, sình bụng, mù mắt, quẹo cổ, thân có những đốm trắng. Khi mắc các bệnh này nếu không chữa trị kịp ếch sẽ chết rất nhanh. Đặc biệt, ếch hay mắc nhất là bệnh sình bụng do ăn phải thức ăn ôi, thiu hoặc cho ếch ăn quá nhiều không tiêu hóa được, nguồn nước nuôi dơ vì ít thay. Chúng thường có triệu chứng bụng trương phồng, nằm nguyên một chỗ. Để chữa trị bệnh này cần ngưng cho ăn 1 - 2 ngày, làm vệ sinh sạch hồ nuôi. Sau đó, trộn thức ăn với thuốc đặc trị và cho ếch ăn trong ngày. Để đàn ếch phát triển tốt, ít bị bệnh, điều quan trọng nhất là nguồn nước phải đảm bảo sạch và được khử khuẩn trước khi đưa vào bể nuôi, thường xuyên thay nước . Ngoài ra, cần phân loại ếch đúng kích cỡ để tránh việc chúng ăn lẫn nhau…

Về hiệu quả, ếch có thể neo lại chờ giá mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế vì thời gian nuôi càng dài, giá ếch càng cao. Ếch 3 tháng tuổi giá 30.000 đồng/kg, ếch 6 tháng tuổi giá 50.000 đồng/kg. Hiện ếch được các chợ và các trại rắn thu mua làm thức ăn nên bán rất chạy.

Được biết, đây là một trong những mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Trong điều kiện các vật nuôi khác gặp nhiều khó khăn, mô hình nuôi ếch Thái Lan có triển vọng phát triển, cần nhân rộng để tạo nguồn sản lượng lớn, đủ cung cấp cho thị trường.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 10/04/2013
Cát Tường
Nuôi trồng

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 22:20 04/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 22:20 04/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 22:20 04/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:20 04/10/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 22:20 04/10/2024
Some text some message..