Khốn đốn vì cá tầm nhập lậu

Những năm gần đây, cá tầm được nuôi phổ biến tại nhiều tỉnh thành cả nước, trở thành nguồn lợi kinh tế cho ngành Thủy sản. Nhiều hộ, doanh nghiệp chuyên canh đã giàu lên nhanh chóng từ con cá tầm. Tuy nhiên, từ hơn một năm trở lại đây, cá tầm liên tục bị rớt giá thê thảm. Từ chỗ 600.000đ/kg giờ chỉ còn dưới 200.000đ/kg. Nguyên nhân không phải vì phẩm cấp cá, không phải là thực phẩm đã nhàm mà do cá tầm Trung Quốc qua đường nhập lậu.

Không ngăn chặn nhập lậu, nghề nuôi cá tầm trong nước sẽ khốn khó.
Không ngăn chặn nhập lậu, nghề nuôi cá tầm trong nước sẽ khốn khó.

Một đối tượng buôn cá tầm ở Móng Cái vô tình tiết lộ, giá mua ở Trung Quốc chỉ chừng 50.000đ/kg. Nhưng nếu đặt cọc mua thường xuyên, số lượng lớn giá sẽ còn rẻ nữa. Từ Trung Quốc vận chuyển qua khỏi khu vực kiểm soát biên giới, bán giao cho các đầu mối ở Việt Nam chỉ mất thêm chừng 100.000đ/kg. Nghĩa là chỉ bằng 1/2 so với cá nội địa.

Theo ghi nhận của PV, cá tầm từ Trung Quốc nhập về Việt Nam theo hai đường, tiểu ngạch và nhập lậu qua các tỉnh có cửa khẩu thông thương như Tân Thanh, Hữu Nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, Móng Cái (Quảng Ninh); Lào Cai (tỉnh Lào Cai); Tà Lùng (Cao Bằng)... Song, nhiều nhất vẫn là khu vực Móng Cái. Kể cả nhập qua đường tiểu ngạch thì điều kiện cũng khá dễ dàng vì cá tầm không thuộc đối tượng kiểm dịch, thuế suất thấp. Tuy nhiên, theo Chi cục Hải quan Móng Cái, số lượng nhập khẩu cá tầm theo các tờ khai rất lác đác, số lượng chỉ mang tính... “tượng trưng”. Còn lại chủ yếu là nhập lậu qua đường biên để nâng tối đa lợi nhuận.

Cũng đã có thông tin cá tầm Trung Quốc mang theo mầm bệnh gây khốn đốn cho nghề nuôi trong nước. Theo ông Vương Trọng Dũng, Đội trưởng kiểm soát, Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến (Móng Cái), vào mùa lạnh, cá tầm với đặc điểm sống rất khỏe trong điều kiện khắc nghiệt thường được chứa trong các thùng xốp, vận chuyển nhỏ lẻ qua biên giới, phân tán ở nhà dân, kho hàng dọc đường biên. Sau đó được chủ hàng thuê xe ôm vận chuyển theo các lối để trốn tránh lực lượng chức năng.

Ngoài ra, cá tầm còn có thể được nhập theo đường sông và cũng với phương thức phân tán, nhỏ lẻ. Dù phương thức nào thì đối tượng nhập vẫn kiên nhẫn chờ đợi thời điểm tuyệt đối an toàn mới đưa cá đến địa điểm tập kết bên ngoài vành đai biên giới rồi mới chuyển lên ôtô đem đi tiêu thụ. Lúc này, dù các lực lượng kiểm soát trên đường có phát hiện thì cũng bó tay vì không tài nào phân biệt đâu là cá tầm Trung Quốc, đâu là cá Việt Nam.

Ông Dũng cho biết thêm, cũng có nhiều trường hợp xe ôm thồ cá qua trạm với số lượng ít, nhỏ lẻ, mỗi lần chừng mươi mười lăm con, nói rằng giao cho các nhà hàng. Biết cá lậu song rất khó xử lý.

Mùa cá tầm "trẩy hội" qua biên giới sắp đến. Ngành Thủy sản trong nước và người tiêu dùng đang đặt hy vọng vào sự ra tay quyết liệt của các ngành chức năng. Trước hết, cần tái phục hồi quy định kiểm dịch thú y đối với thủy sản nhập khẩu dù là hàng đông lạnh hay tươi sống. Thứ hai, đề nghị Bộ chủ quản cần có hướng dẫn cụ thể trong việc phát hiện, phân biệt được cá tầm Trung Quốc và Việt Nam.

Đặc biệt, các đơn vị giám sát hàng hóa XNK, kiểm soát đường biên cần tăng cường hơn nữa các hoạt động phòng chống buôn lậu - gian lận thương mại riêng cho ngành hàng đặc biệt: cá tầm Trung Quốc

CAO
Đăng ngày 28/10/2012
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 19:35 15/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 19:35 15/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 19:35 15/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 19:35 15/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 19:35 15/12/2024
Some text some message..