Khống chế bệnh gan tuỵ trên tôm nuôi: Phải tổng hợp nhiều giải pháp

Chỉ mới xuất hiện cách đây chưa đầy 4 năm nhưng bệnh hoại tử gan tuỵ đã trở thành thảm hoạ của người nuôi tôm cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng.

nuôi tôm công nghiệp
Cẩn trọng áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp là cách tốt nhất để có được những vụ nuôi thành công.

Sau một thời gian nghiên cứu cùng với các nhà khoa học hàng đầu thế giới về bệnh tôm, Tiến sĩ Trần Hữu Lộc, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như đưa ra được quy trình khống chế bệnh hoại tử gan tuỵ trên tôm nuôi.

Tại buổi hội thảo về bệnh gan tuỵ trên tôm nuôi được tổ chức tại Cà Mau vừa qua, Tiến sĩ Trần Hữu Lộc cho biết, dòng vi khuẩn gây bệnh gan tuỵ được xác định là một dòng đặc biệt của V.parahaemolyticus. Đây là dòng vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu trong đất, trong nước và có khả năng lây lan rộng từ nhiều đường. Ngoài ra, khi tôm bị mầm bệnh xâm nhập sẽ lập tức bỏ ăn, do đó rất khó chữa.

Cà Mau được xem là vùng nuôi tôm trọng điểm trong cả nước. Thế nhưng, thực tế thời gian qua lượng tôm nuôi và cả tôm khai thác vẫn không thể cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Trong khi đó, sự xuất hiện và tàn phá của bệnh gan tuỵ càng làm nguồn tôm nguyên liệu bị thiếu hụt.

Ông Chu Văn An, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, nhận định, tuy Cà Mau có diện tích nuôi tôm rộng nhưng sản lượng thấp, vì vậy các nhà máy chế biến luôn trong tình trạng “khan” nguyên liệu. Cùng với lượng tôm nuôi và khai thác của người dân, đã qua, Tập đoàn Minh Phú đã nuôi tôm công nghiệp hơn 1.000 ha nhưng vẫn không đủ lượng hàng theo yêu cầu.

Do đó, để đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, trong thời gian tới cần phải có một chuỗi phát triển tôm bền vững với sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cơ quan, doanh nghiệp và nông dân, nhưng trước hết là phải khống chế được bệnh gan tuỵ hiện nay.

Để khống chế bệnh gan tuỵ trên tôm, cần phải có một biện pháp tổng hợp. Theo Tiến sĩ Trần Hữu Lộc, trước tiên phải có nguồn giống sạch bệnh, ao nuôi an toàn bằng việc cân bằng sinh học trong ao nuôi, ao lắng…

Ngoài ra, phải thiết kế lại cả vùng nuôi từ hệ thống thuỷ lợi, tính cộng đồng trong nuôi tôm. Ba hợp phần trại giống, trại nuôi cho đến vùng nuôi phải được kết hợp chặt chẽ với nhau mới có thể khống chế được bệnh gan tuỵ trên tôm.

Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Hữu Lộc còn khuyến cáo người dân một giải pháp có thể khống chế được bệnh gan tuỵ mà một số hộ dân ở tỉnh Sóc Trăng đã áp dụng và mang lại hiệu quả từ năm 2012 đến nay là nuôi ghép với cá rô phi.

Cá rô phi có khả năng hoạt hoá nước để cân bằng sinh học trong ao nuôi rất tốt. Do đó, người dân có thể nuôi cá rô phi trong ao lắng khoảng 1 tháng sau đó lấy nước vào ao tôm (với mật độ 5-7 con/m2), hay có thể thả xen trong ao nuôi tôm từ 2-3 con/m2. Ngoài ra còn có thể thả nuôi trong lưới mành giữa ao tôm 1 tháng trước khi thả tôm giống.

Giá tôm tăng cao, theo đó diện tích ao nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển rất nhanh. Đây là điều đáng mừng cho ngành thuỷ sản của tỉnh.

Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh hiện nay việc nóng vội có thể để lại hậu quả rất lớn. Vì thế, cẩn trọng và áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp trong sản xuất, nhất là quản lý chặt vùng nuôi để hạn chế bệnh gan tuỵ trên tôm theo khuyến cáo của ngành chuyên môn là điều cần thiết./.

Cà Mau Online, 27/04/2014
Đăng ngày 28/03/2014
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:56 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:56 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:56 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:56 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:56 19/04/2024