Không tiêm kịp vaccine, doanh nghiệp thủy sản “bể”

Việc ngừng trệ sản xuất tại các nhà máy chế biến thủy sản sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

tiêm vaccine COVID-19
Cần ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản. Ảnh: DoroT Schenk.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa ký công văn gửi các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về việc xem xét ưu tiên cho người lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Bên cạnh đó, Chính phủ và Bộ Y tế cùng với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang triển khai quyết liệt nhiều hoạt động, biện pháp để sớm kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi hoạt động xuất khẩu. 

moderna
Các tỉnh cần xem xét ưu tiên cho người lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Ảnh: Mufid Majnun.

Nguồn lực lao động đứng trước nguy cơ thiếu hụt

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang đóng vai trò quan trọng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống nhà máy không tách rời với sản xuất của cả chuỗi thủy sản bao gồm lực lượng đông đảo nông dân nuôi trồng và ngư dân khai thác biển.

Việc ngưng trệ sản xuất hoàn toàn hoặc chỉ sản xuất được một phần nhỏ công suất kéo dài, sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến doanh nghiệp mà cả đông đảo người nuôi trồng thủy sản, kéo theo hàng loạt nguy cơ như mất khách hàng nhập khẩu, đứt gãy nguồn lực lao động, thiếu hụt nguyên liệu… và sẽ rất khó khăn cho việc phục hồi sản xuất.

Tại tỉnh Hậu Giang, theo tổng hợp phản ánh của hiệp hội từ các doanh nghiệp thủy sản thành viên trong phạm vi của tỉnh, VASEP thấy rằng người lao động trong các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản tại tỉnh này có tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 còn khiêm tốn. Trong khi đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể cố gắng cùng chính quyền xây dựng phương án sản xuất phù hợp nhất. Điều này khiến cho tỷ lệ duy trì công suất chế biến thủy sản của Hậu Giang (Công ty Minh Phú, Việt Hải, Cafatex, Phú Thạnh...) đang khá thấp so với các tỉnh lân cận. 

chế biến cá tra
Nguy cơ đứt gãy chuỗi nhân lực tại các nhà máy thủy sản. Ảnh: Huỳnh Biển.

Ngoài ra, VASEP cũng đánh giá cao sự chủ động của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong công tác phòng chống dịch Covid-19, bao gồm cả hướng dẫn tổ chức sớm theo phương thức “3 tại chỗ”. Hiệp hội chia sẻ với các khó khăn chung của cả nước và tỉnh miền Tây này trong công tác vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất, bao gồm cả nguồn vaccine phân bổ từ Chính phủ.

Để đạt được mục tiêu kép, góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp thủy sản có thêm trợ lực để sớm phục hồi sản xuất - xuất khẩu, VASEP đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh miền Tây chỉ đạo Sở Y tế ưu tiên tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho người lao động của các doanh nghiệp thủy sản.

Theo ông Trương Đình Hòe: "Nếu công nhân thủy sản tiêm được vaccine sớm và đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn làm nhiều hơn, nhanh hơn. Từ đó, người nuôi thủy sản sẽ không bị ảnh hưởng"

Lực lượng lao động trở lại doanh nghiệp giảm

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, qua khảo sát 101 doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực tại miền Tây cho thấy số quay trở lại hoạt động đang giảm dần. Trong khi đó thực tế có sự gia tăng số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

6 tháng đầu năm 2021, với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, miền Tây chỉ có 1.523 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 4,57% so với cùng kỳ), 1.796 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (tăng 11,41%), 4.030 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 67,71%) và 955 doanh nghiệp đã giải thể (tăng 27,33%).

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Cụ thể, tổng doanh thu của quý I/2021 giảm 40,4%, lượng đơn đặt hàng mới giảm 41,3% so với quý 1/2021.

Trên 50% doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch doanh thu ở mức 50-75%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề xuất một số chính sách như hỗ trợ vaccine để tiêm cho công nhân; giãn, hoãn thuế; giảm lãi suất ngân hàng... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang chủ động tìm kiếm cơ hội, đối tác kinh doanh mới để ổn định và phát triển sản xuất.

chế biến tôm

Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Hoàng Nga.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh, cho biết địa phương rất quan tâm đến các nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19. Trong đó có doanh nghiệp, kể cả chế biến thủy sản vì đây là cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung đông người. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt, tránh đứt gãy nguồn lực lao động và các chuỗi sản xuất, tỉnh Hậu Giang tổ chức xét nghiệp cho tất cả công nhân doanh nghiệp nhận vào và cách ly 3 ngày.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất, hoạt động cầm chừng. Sau khi công nhân hoàn thành cách ly 3 ngày sẽ được xét nghiệm lần nữa, nếu âm tính sẽ cho vào làm việc để đảm bảo cho chuỗi giá trị sản xuất nông, thủy sản. 

Đăng ngày 31/08/2021
Nhất Linh @nhat-linh
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 20:05 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 20:05 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 20:05 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:05 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 20:05 25/11/2024
Some text some message..