Khung thời vụ thả tôm nước lợ

Theo công văn số 2309/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản.

Thả tôm đúng lịch thời vụ giúp người nuôi hạn chế thiệt hại - Ảnh: Trần Út
Thả tôm đúng lịch thời vụ giúp người nuôi hạn chế thiệt hại - Ảnh: Trần Út

Đối với các tỉnh ven biển phía Nam

- Nuôi tôm thẻ chân trắng:

Chỉ nên nuôi tại những vùng có cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước, có ao lắng, có hệ thống cấp, tiêu nước riêng biệt. Có thể nuôi 2 vụ/năm; vụ 1 cải tạo ao tháng 01 - 02 (dương lịch), thả giống từ tháng 02 đến tháng 4; vụ 2 sau khi thu hoạch vụ 1 ít nhất 30 ngày để xử lý vệ sinh ao, cải tạo ao, kết thúc thả giống tháng 8 - 9; mật độ từ 60 - 80 con/m2.

- Nuôi tôm sú:
Nuôi thâm canh, bán thâm canh: nên nuôi 1 vụ/năm; bắt đầu cải tạo ao từ tháng 01, thả giống rải vụ từ tháng 3 - 7, mật độ từ 15 - 25 con/m2.

Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm: có thể thả 2 vụ/năm; vụ 1 cải tạo ao từ tháng 01, thả giống bắt đầu tháng 02 - 4; vụ 2: thả giống từ tháng 6 - 8; mật độ 10 - 12 con/m2.

Nuôi quảng canh cải tiến kết hợp tôm sú với cua, cá: theo hình thức thu tỉa thả bù, thả giống rải vụ theo điều kiện của mỗi vùng, bắt đầu từ tháng 01- 02, cách 1-1,5 tháng thả bù một lần, thả 4 lần/năm, mỗi lần thả 1-2 con/m2.

Nuôi quảng canh tôm - rừng: theo hình thức thu tỉa thả bù, thả giống tháng 01, mỗi tháng bổ sung giống 1 lần, mỗi lần từ 1 - 2 con/m2, kết thúc thả giống trong tháng 8.

Nuôi luân canh tôm - lúa: thả giống từ tháng 01 - 3, có thể thả bù 1 - 2 lần. Thu hoạch dứt điểm vào tháng 7 để ngắt vụ không cho mầm bệnh lưu truyền sang năm sau, thu xong dọn ao, sạ lúa vào tháng 8 - 9.

Lưu ý: Cần khuyến cáo các trường hợp nuôi theo phương thức thu tỉa thả bù sử dụng con giống cỡ lớn, do vậy cơ sở nuôi cần có ao, mương để ương dưỡng giống thêm 1 tháng.

Đối với các tỉnh Duyên hải miền Trung (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)

- Nuôi tôm thẻ chân trắng:

Tại những vùng được quy hoạch chủ động nguồn nước hoặc nuôi trên cát, có thể nuôi 2 vụ; vụ 1 bắt đầu từ tháng 2, mật độ thả từ 80 - 100 con/m2; vụ 2 kết thúc trước tháng 10 dương lịch.

- Nuôi tôm sú:

Nuôi thâm canh, bán thâm canh: nên nuôi 1 vụ, thả giống từ tháng 3 đến tháng 7; mật độ từ 15 - 20 con/m2.

Nuôi quảng canh, cải tiến: nên nuôi kết hợp tôm sú với các đối tượng nuôi khác có giá trị kinh tế; thời gian thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 phương thức thu tỉa thả bù, cách 1 tháng thả bù 1 lần, mỗi lần thả 1 - 2 con/m2.

Đối với các tỉnh phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ninh)

- Nuôi tôm thẻ chân trắng:

Tại những vùng có hạ tầng đảm bảo nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước. Có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ tháng 4, mật độ thả từ 80 - 100 con/m2; vụ 2 thả giống từ tháng 7 đến tháng 9, mật độ thả từ 60 - 80 con/m2.

- Nuôi tôm sú:

Nuôi thâm canh, bán thâm canh: nuôi 1 vụ ở những nơi có hạ tầng đảm bảo; thả giống từ cuối tháng 4 đến tháng 6; mật độ từ 15 - 20 con/m2.

Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến: thả giống từ tháng 4 đến tháng 7, mật độ thả nuôi từ 6 - 8 con/m2, có thể kết hợp nuôi cua, cá nước lợ.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 26/12/2012
Ban pháp luật - Bạn đọc
Nuôi trồng

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 11:10 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:10 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 11:10 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 11:10 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 11:10 17/02/2025
Some text some message..