Khuyến cáo nuôi nghêu khu vực ven biển tỉnh Tiền Giang năm 2021

Sở Nông Nghiệp Và PTNT tỉnh Tiền Giang thông báo Khuyến cáo nuôi nghêu khu vực ven biển tỉnh Tiền Giang năm 2021 (CV số: 85/TB-CCTS ngày 31 tháng 12 năm 2020).

bãi nuôi nghêu
Chi cục Thủy sản khuyến cáo người dân thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trên nghêu. Ảnh: VnExpress.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 sẽ tiếp tục xuất hiện sớm và gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể tương đương như năm 2015-2016, thậm chí có thể như mùa khô năm 2019 2020 sẽ gây bất lợi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nghêu nuôi.

Trong khoảng thời gian từ tháng 02 - 4 hàng năm thường là cao điểm của nắng, nóng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của nghêu. Chi cục Thủy sản khuyến cáo người dân thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trên nghêu như sau:

1. Chỉ nên thả giống nuôi nghêu vào thời điểm thời tiết thuận lợi; Tùy vào điều kiện bãi nuôi, khả năng đầu tư để lựa chọn cỡ giống và mật độ nuôi phù hợp: cỡ giống từ 5.000 – 10.000 con/kg thả với mật độ 500 – 700 con/m2; cỡ giống từ 1.000 – dưới 5.000 con/kg thả với mật độ từ 300 – 500 con/m2; cỡ giống từ 300 – dưới 1.000 con/kg thả với mật độ thả trung bình từ 100 – 300 con/m2 .

2. Theo dõi kỹ biến động mặt bãi (hiện tượng phá bãi) cũng như lượng phù sa bồi lắng để sớm khắc phục kịp thời; Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn…) Định kỳ cào, san thưa nơi nghêu tập trung dày để giúp nghêu sinh trưởng và phát triển tốt. 

3. Theo dõi, đánh giá tốc độ sinh trưởng, phát triển của nghêu nuôi nhằm chủ động thực hiện các giải pháp chăm sóc và quản lý phù hợp.

4. Thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường nước, mầm bệnh vùng nuôi nghêu của Chi cục Thủy sản và Chi cục Chăn nuôi và Thú y, nhằm phát hiện sớm những biến động bất thường của các chỉ tiêu môi trường và mầm bệnh, để kịp thời có giải pháp hạn chế thiệt hại trong nuôi nghêu.

5. Khi nghêu có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp hỗ trợ xử lý để tránh lây lan sang các vùng nuôi lân cận. 

Trên đây là một số khuyến cáo nuôi nghêu khu vực ven biển tỉnh Tiền Giang năm 2021 của Chi cục Thủy sản. Đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt thông báo này để góp phần hạn chế thiệt hại trên nghêu và nuôi đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Đăng ngày 27/01/2021
Sở Nông Nghiệp Và PTNT tỉnh Tiền Giang
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 23:23 02/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 23:23 02/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 23:23 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 23:23 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 23:23 02/02/2025
Some text some message..