Kích thích tăng trưởng cho tôm khi bổ sung Lactobacillus rhamnosus và Bacillus subtilis

Thức ăn bổ sung Lactobacillus rhamnosus hoặc Bacillus subtilis giúp tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) giúp kích thích tăng trưởng và tăng cường hoạt hóa của các enzyme qua đó tăng cường hệ miễn dịch của tôm.

Kích thích tăng trưởng cho tôm khi bổ sung Lactobacillus rhamnosus và Bacillus subtilis
Bổ sung Lactobacillus rhamnosus và Bacillus subtilis giúp tôm tăng trưởng nhanh. Ảnh:plantedtank

Giới thiệu

Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, và thuốc sát trùng trong nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân tạo nên các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, việc sử dụng probiotics trong NTTS ngày càng tăng do hiệu quả trong phòng bệnh cũng như thân thiện với môi trường Probiotics được bổ sung vào thức ăn hay môi trường nước nuôi đều mang lại hiệu quả.

Lactobacillus giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các vi khuẩn thuộc nhóm Nitrobacter đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Bacillus sp. được sử dụng trong ao nuôi nhằm giảm nhu cầu oxy hóa học, tăng tỉ lệ sống của tôm, giúp tăng sản lượng thu hoạch. Probiotics đóng vai trò làm hạn chế các tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng của vật nuôi nhờ vào sự cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức được trình bày trong Bảng. P. vannamei với trọng lượng ban đầu trung bình là 1,5 g, tôm được bố trí trong bể được theo dõi nhiệt độ từ 28-30oC, độ mặn 5ppt trong suốt 25 ngày thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí với nước chảy liên tục đảm bảo nước được thay đổi 70% mỗi ngày. Các chỉ tiêu tăng trưởng, hệ vi khuẩn đường ruột, và hoạt hóa của các enzyme bao gồm: antioxydase enzyme, SOD và catalase enzyme được thu mẫu và phân tích sau 25 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

Nồng độ sử dụng (CFU/ml)

Đối chứng (thức ăn không bổ sung) (CT)

0

Bổ sung L. rhamnosus (LR)

3x105

Bổ sung B. subtilis (BS)

5x1013

Kết quả nghiên cứu

Tăng trưởng của tôm: Sau 25 ngày nuôi; trọng lượng của tôm (Final body weight) ở nghiệm thức BS cao hơn khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (CT).  Tăng trọng theo % (WG), hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) ở các nghiệm thức có bổ sung B. subtilis hoặc L. rhamnosus là cao hơn so với đối chứng; tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Vi khuẩn trong đường ruột: Kết quả đếm vi khuẩn B. subtilis L. rhamnosus trong đường ruột tôm P. vannamei ở nghiệm thức BS là cao nhất tiếp theo là LR và CT. Tổng B. subtilis tăng lên 7% so với tổng L. rhamnosus là 4% sau 25 ngày thí nghiệm.

Hoạt động của enzyme:

 Hoạt động của enzyme chống oxy hóa SOD trong hệ miễn dịch của tôm cao nhất ở nghiệm thức BS (2.4 .4 auto-oxidation/min/mg), nghiệm thức LR và CT lần lượt là 1.9 và 1 .4 auto-oxidation/min/mg. Tương tự với hoạt động của enzyme catalase cao nhất là 2.3 µmoles H2O2 decomposed /min/mg ở nghiệm thức BS, hoạt động của enzyme catalase ở nghiệm thức LR và CT lần lượt là 1.453 và 1.09 µmoles H2O2 decomposed /min/mg.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn có bổ sung probiotics giúp kích thích tăng trưởng và hoạt hóa enzyme của tôm. Hiện nay có rất nhiều mối quan tâm trên thế giới về việc tìm ra các chất chống oxy hoá mới và an toàn từ các nguồn tự nhiên để ngăn ngừa sự suy giảm chất oxy hóa thức ăn và để giảm thiểu thiệt hại oxy hóa cho các tế bào sống. Các loài giáp xác thiếu không có khả năng miễn dịch đặc hiệu nên việc bổ sung các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng và kháng khuẩn là cần thiết.

Nghiên cứu của: International Journal of Life Science & Pharmal Research VOL3/ISSUE4/OCT-DE2013

Đăng ngày 19/09/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 00:55 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 00:55 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:55 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 00:55 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 00:55 09/11/2024
Some text some message..