Kiểm soát môi trường góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển kinh tế địa phương, ngành thủy sản tỉnh đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường ven bờ biển. Những năm gần đây, công tác kiểm soát môi trường phát huy được hiệu quả, góp phần quan trọng cho ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững cũng như cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người.

Môi trường ven biển
Môi trường ven bờ biển xã Thới Thuận được bảo vệ.

Dựa vào cộng đồng

Tại Thới Thuận, huyện Bình Đại, hầu hết người dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhiều năm qua, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nơi đây được thực hiện hiệu quả. Cụ thể, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông đóng trên địa bàn Thới Thuận là cơ sở đạt tiêu chuẩn MSC nghề cá đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á. Đó là kết quả của việc nhận thức đúng tầm quan trọng của môi trường trong khai thác thủy sản.

Ông Lê Văn Quang - Phó giám đốc HTX cho biết, theo như cách quản lý trước đây khi nghêu sinh sản tại bãi, HTX chỉ giữ và tổ chức khai thác. Sau khi thực hiện tiêu chí MSC (năm 2009), trong đó có tiêu chí bảo tồn bền vững môi trường, thiên nhiên và con giống, HTX xây dựng nội quy đánh bắt trong vùng nhằm đảm bảo khai thác không cạn kiệt. Hàng năm, chỉ khai thác khoảng 80% lượng nghêu hiện có. Nhờ đó, HTX đã duy trì sản lượng và có khả năng tái tạo nguồn lợi hiệu quả.

Thời gian qua, thực hiện công tác bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản cùng với sự hỗ trợ tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân, HTX đã tuyên truyền, tổ chức đào tạo nâng cao ý thức của cộng đồng trước những tác động của môi trường đến nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên. Ngư dân tự giác loại bỏ các phương tiện cơ giới trong khai thác, hạn chế hủy diệt nguồn lợi hải sản của địa phương. Cùng với đó, nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao đang cải thiện số lượng.

Bà Trần Thị Thu Nga - Chủ tịch Hội Thủy sản Bến Tre cho biết, vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản không chỉ là nguyên tắc trong sản xuất mà còn là yếu tố quyết định thị trường và thu nhập của cộng đồng ngư dân. Môi trường hiện nay được hiểu ở một phạm trù rất rộng, liên quan đến đa dạng sinh học. Đó là việc bảo tồn được tính đa dạng sinh học, bao gồm hệ động vật thủy sinh và tất cả các hệ động thực vật cộng sinh với con giống được nuôi hoặc đánh bắt.

Để bảo vệ môi trường biển nói chung và môi trường khai thác thủy sản nói riêng, bên cạnh nhiệm vụ quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, Hội Thủy sản luôn hướng đến cộng đồng sản xuất là chủ yếu. “Cộng đồng ngư dân nhận thức đúng ắt hẳn sẽ thay đổi hành vi, mỗi người tự kiểm soát, tự đánh giá được điều kiện sản xuất của họ trước khi Nhà nước tổ chức quản lý bằng cách thanh tra, kiểm tra” - bà Trần Thị Thu Nga cho hay.

Đảm bảo nguồn lợi

Từ việc xác định đúng ý nghĩa của môi trường trong khai thác thủy sản, bằng mọi nỗ lực của mình, ngành thủy sản tỉnh đã đi tìm mọi dự án kể cả chính phủ và phi chính phủ nhằm giúp cộng đồng thực hiện chiến lược nuôi trồng khai thác bền vững. Năm 2009, với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA, ngành thủy sản tỉnh nói chung và HTX nói riêng đã thực hiện thử nghiệm mô hình quản lý cộng đồng bước đầu tạo được sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái đa dạng sinh học ven bờ biển.

Bà Trần Thị Thu Nga cho biết thêm, hiện nay, bên cạnh nguồn lãi thu từ con nghêu, vùng biển trên địa bàn Thới Thuận có hệ sinh thái thủy sinh vật phong phú với các loài cá, tôm, cua và sinh vật khác. Đây là điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch tạo sinh kế cộng đồng ngư dân. Khi thu nhập tốt nó tác động ngược trở lại, cộng đồng sẽ cố bảo vệ môi trường để đạt được nguồn lợi thủy sản. Từ đó, thúc đẩy phát triển bền vững ngành chăn nuôi, khai thác thủy sản.

Với những kinh nghiệm trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường, HTX còn phối hợp với Ban quản lý rừng thành lập đội an ninh biên giới biển để vừa bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm tránh thất thoát thấp nhất nguồn lợi thủy sản. Theo ông Lê Văn Quang, từ khi thực hiện tiêu chí bảo tồn môi trường chăn nuôi thủy sản, chất lượng nghêu tăng cao góp phần nâng cao kinh tế. Trong đợt thu hoạch mới đây, HTX thu trên 1 tỷ đồng, lãi khoảng 40% doanh thu. Hiện nay, HTX đang cung cấp nghêu giống cho các tỉnh lân cận và chất lượng giống nghêu của HTX đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính.

Theo bà Trần Thị Thu Nga, để thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường ven bờ biển của tỉnh, điều quan trọng là có những giải pháp hữu hiệu hơn để vừa giảm tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, vừa không tác động đến cuộc sống của ngư dân. Điều đó góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương trong tương lai.

Báo Đồng Khởi, 06/01/2017
Đăng ngày 06/01/2017
Bài, ảnh: Phan Hân
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:57 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:57 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:57 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:57 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:57 25/04/2024