Kiểm soát Nitrit trong ao nuôi hiệu quả

Khí độc Nitrit từ lâu đã trở thành một nỗi lo cho người nuôi tôm. Để kiểm soát tốt Nitrit bạn cần nên biết khí Nitrit là gì? Có màu gì? Được sinh ra từ đâu? Và nhất là cách xử lý Nitrit trong ao tôm như thế nào là hiệu quả?

Kiểm tra Nitrit
Kiểm tra Nitrit

Khí NO2 là gì? 

Khí NO2 là một loại khí độc được sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ của một số loài vi khuẩn đặc trưng. Cụ thể thì quá trình đó gọi là nitrite hóa do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển hóa amonium (NH4+) thành nitrit và nitrat (NO3). Đây là nhóm vi khuẩn tự dưỡng cần dùng năng lượng thu được từ quá trình nitrit hóa và nitrat hóa này. NO2 rất độc đối với tôm thẻ chân trắng. Sự hiện diện của nó có thể gây ra nhiều tác động bất lợi khác nhau, bao gồm cả sự tăng trưởng và phát triển của tôm còi cọc hoặc thậm chí là chết. Nguy cơ nhiễm độc nitrit trong ao nuôi đặc biệt rõ ràng trong giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi. Trong giai đoạn đầu này, nồng độ nitrit có thể tăng nhanh và đạt đến mức độc hại nguy hiểm. 

Khí NO2 có màu gì? 

NO2 là chất khí màu nâu đỏ, có khả năng bao phì lên vùng đô thị và làm giảm tầm nhìn của mắt thường. Đây là chất khí có độ hấp thụ mạnh đối với các tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. 

Khí NO2 sinh ra từ đâu? 

Hiện nay, trong môi trường tự nhiên khí NO và NO2 là hai loại oxit Nitơ thường gặp. Chúng được sinh ra nhờ sự kết hợp giữa khí Nitơ và oxy trong không khí kết hợp với nhau ở nhiệt độ cao. 

Trong khí quyển, khí NO2 sẽ kết hợp với các gốc OH trong không khí để tạo thành HNO3, khi trời mưa, NO2 cà các phân tử HNO3 sẽ hòa vào nước mưa và làm giảm độ pH trong nước. NO2 là một trong nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. 

Trong Ozon, NO2 có thể được sinh ra theo phản ứng oxi hóa NO: 

NO   + O3    → O2 +  NO2 

Khí NO2 có độc không? 

Khí NO2 rất độc đối với sức khỏe con người. Nồng độ NO2 trong khoảng 50 – 100 ppm có thể gây viêm phổi. Nồng độ NO2 trong khoảng 150 – 200 ppm sẽ gây phá hủy dây khí quản và gây tử vong nếu thời gian nhiễm độc kéo dài. 

Bên cạnh đó, nếu hàm lượng NO2 trong cơ thể cao gây hiện tượng thiếu oxy trong máu dẫn đến tình trạng choáng váng, thậm chí ngất đi. Trường hợp nhiễm độc khí Nitơ đioxit nặng nếu không cứu vãn kịp thời có thể dẫn đến tử vong. NO2 được khuyến cáo là có khả năng gây ung thư ở người. 

Đối với sinh vật, khí NO2 trong nước cao khiến tôm giảm ăn, dễ bị nhiễm bệnh phân trắng trên tôm, bệnh gan tụy,…. thậm chí chết do khí độc. 

Đối với môi trường, NO2 dễ dàng tạo thành HNO2 trong khí quyển gây mưa axit khi gặp điều kiện thuận lợi.

Sự ảnh hưởng xấu của Nitrit đối với ao nuôi 

Bản thân NO2 ở mức thấp có thể không gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng khi hàm lượng NO2 cao hơn mọi chuyện sẽ khác. NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường. 

Một tác hại phổ biến khác là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu ( ở những ao nuôi có độ mặn thấp) do NO2 cạnh tranh với ion. Tôm bị nhiễm NO2 sẽ lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thũng cơ.  

Ao nuôiNO2 dễ dàng tạo thành HNO2 trong khí quyển gây mưa axit khi gặp điều kiện thuận lợi.

Hàm lượng NO2 trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối. Khi NO2 hiện diện trong nước đến nồng độ cao sẽ khiến tôm bị lờ đờ, sốc, đỏ thân, chậm lớn, tấp mé, bỏ ăn... và nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh, nổi đầu và chết. 

Nguyên nhân khí NO2 trong ao nuôi tăng cao 

Người nuôi cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa lớn tích tụ dưới đáy ao gây ra khí độc NO2/NH3

Ao nuôi mật độ dày, lượng thức ăn bài tiết ra ngoài môi trường nhiều gây hiện tượng ô nhiễm hữu cơ trong ao tôm, dẫn đến phát sinh khí độc NO2/NH3

Hàm lượng oxy hòa tan không được cung cấp đầy đủ khiến quá trình nitrat hóa không được diễn ra thành công hoàn toàn, tích tụ lượng khí NO2 trong ao tôm. 

Làm cách nào để kiểm tra NO2 trong ao nuôi 

Có hai cách giúp người nuôi kiểm tra nhanh chóng khí NO2 trong ao nuôi: 

Đem mẫu nước đến các phòng xét nghiệm nước gần nhất. Tại đây người nuôi sẽ được kiểm tra tất cả các yếu tố môi trường, trong đó có cả NO2 

Sử dụng các kit test để kiểm tra. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều kit test cho người nuôi tự kiểm tra NO2, cách này tuy sẽ tốn thêm chi phí nhưng sẽ rất hiệu quả cho người nuôi không có thời gian đem mẫu nước ra ngoài 

Cách kiểm soát tốt khí NO2 

Một trong những bước quan trọng nhất phải thực hiện là theo dõi chất lượng nước thường xuyên và giữ cho các thông số khác ở mức tối ưu. 

Kiểm tra NitritKhi NO2 hiện diện trong nước đến nồng độ cao sẽ khiến tôm bị lờ đờ, sốc, đỏ thân, chậm lớn, tấp mé, bỏ ăn...

Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh việc cho ăn với lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa. Tăng cường lưu thông oxy và điều chỉnh mật độ thả để tránh tình trạng quá tải. 

Người nuôi có thể bổ sung vi khuẩn NO2 trong ao nuôi tôm. Những vi khuẩn này có thể tiêu thụ NO2 và biến chúng thành các chất ít gây hại hơn, chẳng hạn như khí nitơ . Không chỉ vậy, sự hiện diện của vi khuẩn được gọi là Nitrobacter cũng có thể giúp cải thiện chất lượng nước cùng với mức nitrit giảm, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của tôm 

Bổ sung chế phẩm vi sinh đều đặn và liên tục trong suốt quá trình nuôi kết hợp với việc quản lý chất lượng nước, thức ăn chặt chẽ có thể kiểm soát được khí độc trong ao nuôi. 

Đặc biệt, cần giữ cho ao được thông thoáng, nhất là trong giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi. Duy trì hệ thống sục khí giúp đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan duy trì ở mức cao, giảm nguy cơ ngộ độc NO2 và các vấn đề chất lượng nước khác 

Đăng ngày 01/11/2023
Mây @may
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:45 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 10:45 18/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 10:45 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 10:45 18/12/2024
Some text some message..