Kiên Giang: Chưa chủ động được nguồn tôm giống chất lượng tốt thả nuôi

Kiên Giang mỗi năm cần hơn 4 tỷ con tôm giống để thả nuôi, nhưng tỉnh này chưa chủ động được nguồn tôm giống chất lượng tốt cung ứng cho nông dân.

tom giong chat luong
Cần chủ động nguồn tôm giống chất lượng để giảm rủi ro.

Tỉnh hiện có hơn 86.000 ha nuôi tôm quảng canh và 1.500 ha nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ có khoảng 30 cơ sở sản xuất tôm giống quy mô nhỏ, với năng lực sản xuất trên 400 triệu con/năm. Nguồn tôm giống thả nuôi ở tỉnh này chủ yếu được nhập về từ các tỉnh miền Trung và một số địa phương lân cận, khó đảm bảo chất lượng tốt do nhu cầu tôm giống thả nuôi cao. Hệ lụy là tình trạng tôm nuôi nhiễm bệnh và chết trên diện rộng chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu, nhất là những tháng mùa khô đầu vụ nuôi.

Theo Chi cục Thú y Kiên Giang, hiện nay chỉ kiểm soát được khoảng 50 – 60% lượng tôm giống nhập vào do địa bàn tỉnh rộng, vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy, nhất là vào ban đêm, trong khi đó lực lượng kiểm tra, kiểm dịch mỏng nên rất khó kiểm soát chặt chẽ thị trường tôm giống. Vì vậy, không loại trừ tôm giống mang mầm bệnh, chất lượng kém nông dân mua về thả xuống ao đầm nuôi phát sinh dịch bệnh, tôm chết kéo dài. Cụ thể là qua kiểm tra hơn 2,5 tỷ con tôm giống của Chi cục Thú y tỉnh Kiên Giang trong 11 tháng của năm 2012 đã có hơn 40% mẫu tái kiểm không đạt chất lượng, phần lớn tôm mang bệnh còi, đốm trắng…

Tháo gỡ tình trạng bất cập này, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, tập trung ở các huyện ven biển và đảo Phú Quốc, nhằm đáp ứng 100% nhu cầu giống thủy sản, trong đó có tôm giống. Trước mắt, tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh và kiểm soát chặt chẽ thị trường tôm giống; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản hiện có mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ để tăng công suất sản xuất, chú trọng tôm giống chất lượng cao. Kiên Giang cũng khuyến cáo nông dân “nói không” với tôm giống trôi nổi và nên chọn mua ở những cơ sở có uy tín, chất lượng, nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng, có giấy kiểm dịch của ngành chức năng để hạn chế thiệt hại trong quá trình phát triển nuôi tôm.

TTXVN
Đăng ngày 29/11/2012
Nuôi trồng

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 10:09 23/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 06:27 28/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 06:27 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 06:27 28/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 06:27 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 06:27 28/10/2024
Some text some message..