Kiên Giang: Hiệu quả mô hình nuôi thủy sản mặn lợ ven biển

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã triển khai 20 điểm trình diễn nuôi thủy sản mặn lợ ven biển dưới 4 dạng mô hình gồm: Nuôi tôm chân trắng mật độ 10 con/m2; nuôi tôm chân trắng mật độ 50 con/m2; nuôi nghêu và vọp thương phẩm.

mo hinh nuoi tom chan trang
Mô hình nuôi tôm chân trắng ở huyện An Minh.

Trước khi triển khai mô hình nuôi thủy sản mặn lợ ven biển, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã tổ chức 4 lớp tập huấn đầu vụ cho 32 nông dân trong và ngoài mô hình nhằm trang bị kiến thức kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình triển khai, Trung tâm đã tổ chức được 3 cuộc hội thảo mô hình với 90 nông dân tham dự.

Mô hình nuôi tôm chân trắng mật độ 10 con/m2 được triển khai tại 9 điểm, với quy mô 1ha/điểm tại các xã Thuận Hòa, Tân Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh và Vân Khánh Tây (huyện An Minh) và Nam Thái A (huyện An Biên). Qua mô hình trình diễn từng bước giúp nông dân áp dụng phương pháp cải tiến chuyển từ nuôi tôm theo tập quán sang nuôi có áp dụng kỹ thuật từ khâu thiết kế ao, xây dựng và chuẩn bị ao nuôi, chọn giống đến việc chăm sóc và quản lý tôm nuôi. Kết quả sau 75 ngày thả nuôi, tỷ lệ sống trung bình 54%, hệ số thức ăn 0,8, năng suất 996 kg/ha, lợi nhuận trung bình 39,76 triệu đồng/ha.

Mô hình nuôi tôm chân trắng mật độ 50 con/m2 triển khai 3 điểm tại huyện An Biên với quy mô 4.000m2/điểm và tại huyện An Minh quy mô 3.000m2/điểm. Sau 86 ngày thả nuôi, kết quả như sau: tỷ lệ sống trung bình 75%, sản lượng 2.280 - 3.000kg/hộ, lợi nhuận 148 triệu đồng/điểm. Nông dân tham gia mô hình thực hiện theo quy trình kỹ thuật, trong quá trình nuôi có sử dụng nguồn thức ăn Artemia sinh khối bổ sung nên tỷ lệ sống cao, tôm tăng trưởng nhanh, ít bệnh, chăm sóc và quản lý môi trường tốt.

Mô hình nuôi nghêu thương phẩm triển khai 6 điểm tại Hà Tiên, quy mô 0,5ha/điểm, mật độ 70 con/m2. Qua  mô hình cho thấy, nghêu thích nghi tốt với môi trường, phát triển nhanh, sau khoảng 4 tháng nuôi, đạt trọng lượng bình quân 66 con/kg, tỷ lệ sống trung bình 88%, năng suất trung bình 5.728 kg/điểm, lợi nhuận trung bình trên 62,8 triệu đồng/ha.

Mô hình thử nghiệm nuôi vọp thương phẩm triển khai 2 điểm tại huyện U Minh Thượng, quy mô 0,1ha/điểm đối với nuôi trong vuông và 0,2ha/điểm đối với nuôi ven sông, mật độ 30 con/m2. Sau khoảng 115 ngày nuôi, trọng lượng trung bình đạt 15 con/kg, tỷ lệ sống 72%. Với giá 7.500 đồng/kg, người nuôi thu lợi nhuận trên 16 triệu đồng/hộ.

Kinh tế nông thôn, 18/03/2016
Đăng ngày 19/03/2016
Trương Trọng Thân
Nuôi trồng

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 11:12 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 11:12 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 11:12 27/12/2024

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 11:12 27/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 11:12 27/12/2024
Some text some message..