​Kiên Giang: Hiệu quả từ dự án trồng rừng chắn sóng

Nhờ dự án tạo hàng rào chắn sóng mà hàng chục km bờ biển Kiên Giang tránh được xói lở, ngăn xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền, giúp người dân ổn định cuộc sống.

trồng rừng chắn sóng

Dự án này do Chính phủ Đức, Australia và Việt Nam cùng chung tay hợp tác thực hiện.

Theo Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), đồng bằng sông Cửu Long hiện đang phải đối mặt với các mối đe dọa do hậu quả của việc biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nước biển dâng cao khiến 38% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100.

Đáng lưu ý, hiện một số khu vực ven bờ đang bị xâm thực mạnh (khoảng 30m mỗi năm), rừng ngập mặn dọc theo bờ biển bảo vệ đất liền khỏi bão, lũ, xâm nhập mặn... bị suy giảm nghiêm trọng.

Cũng theo khảo sát của GIZ, việc nhiều vùng đất ven biển bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền đã khiến việc canh tác, nuôi trồng thủy sản của người dân vùng ven biển gặp nhiều khó khăn, thậm chí không biết nuôi con gì, trồng cây gì để nuôi sống bản thân và gia đình.

Chính vì vậy, GIZ đã phối hợp với Chính phủ Australia và Việt Nam thực hiện Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP), nhằm giúp vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu và các thay đổi khắc nghiệt của môi trường.

Theo đó, ICMP đưa ra các kinh nghiệm quản lý, giải pháp kỹ thuật, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tác động xấu tới môi trường cho người dân, giúp họ có cách ứng xử phù hợp hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ bờ biển ngăn xâm nhập mặn.

Trong đó, từ năm 2009, GIZ đã phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang lập các dự án tạo hàng rào chắn sóng, phục hồi rừng ngập mặn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đơn cử như ở ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, dự án do GIZ tài trợ đã tạo được 1,4km rào chắn sóng bằng gỗ tràm, trở thành lá chắn hữu hiệu chống sự xâm thực cũng như xâm nhập mặn vào đất liền. Nhờ có hàng rào cừ tràm mà rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy và một số nơi đã được phục hồi đáng kể, giúp bảo vệ đê bao an toàn, đẩy lùi xâm nhập mặn. Riêng ở ấp Vàm Rầy đã đẩy lùi xâm thực ra hơn 60m so với năm 2011.

Từ mô hình dự án tạo hàng rào chắn sóng, giữ bùn, phục hồi rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy, các ban ngành của tỉnh Kiên Giang đang tiếp tục nhân mô hình này tại nhiều địa phương khác trong tỉnh. Kế hoạch tới năm 2020 của tỉnh là sẽ triển khai hàng rào chắn sóng dọc bờ biển Kiên Giang, phát triển thêm 610 ha bảo vệ đất liền, trong đó có 100 ha gây bồi tạo bãi và 510ha rừng ngập mặn.

Như vậy, với sự chung tay hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức, Australia... hàng loạt dự án lập hàng rào chắn sóng, phát triển rừng ngập mặn nằm trong Chương trình ICMP đã đang và sẽ được triển khai hiệu quả, mang lại sinh kế cho người dân vùng ven biển, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường/Tuổi Trẻ, 22/11/2015
Đăng ngày 23/11/2015
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Bùng phát khí độc: Khí nào nguy hiểm nhất?

Trong nuôi tôm, sự xuất hiện của các loại khí độc như NH3 (amoniac) và NO2 (nitrit) là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của tôm. Khi nồng độ các khí này tăng cao, chúng có thể gây ngộ độc, làm giảm tốc độ tăng trưởng và thậm chí khiến tôm chết hàng loạt. Nhưng trong hai loại khí độc này, loại nào nguy hiểm hơn?

Nhá tôm
• 23:56 25/02/2025

Giới thiệu các loại tép cảnh đẹp, rẻ, dễ chơi hiện nay

Nuôi tép cảnh là một thú chơi ngày càng phổ biến, thu hút nhiều người yêu thích thủy sinh bởi sự đa dạng về màu sắc và vẻ đẹp độc đáo của các loại tép. Đặc biệt, có nhiều dòng tép cảnh vừa đẹp, giá rẻ lại dễ chăm sóc, rất phù hợp cho người mới bắt đầu.

Tép cảnh
• 23:56 25/02/2025

Bình Định: Triển khai Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2025

Bình Định là tỉnh có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ với tổng diện tích 1.939,5 ha, chủ yếu tập trung tại thị xã Hoài Nhơn, các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn với nhiều hình thức như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến.

Tôm giống
• 23:56 25/02/2025

Thị trường Trung Quốc: Xuất khẩu cá tra Việt Nam bị chững lại

Đầu năm 2025, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức, dẫn đến sự chững lại trong tăng trưởng. Mặc dù năm 2024, Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt hơn 580 triệu USD, tăng nhẹ 1.3% so với năm 2023, nhưng xu hướng này không duy trì được trong những tháng đầu năm 2025.

Cá tra
• 23:56 25/02/2025

Nên cho tôm ăn bao nhiêu là vừa?

Kiểm soát lượng thức ăn không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và hiệu suất nuôi. Nếu cho ăn quá ít, tôm chậm lớn, không đạt kích cỡ mong muốn.

Tôm thẻ
• 23:56 25/02/2025
Some text some message..