Kiên Giang: Kiểm soát chặt việc khai thác nghêu lụa, sò lông

Tỉnh Kiên Giang sẽ thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc khai thác nghêu lụa, sò lông trên ngư trường mùa vụ 2020 - 2021, nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch, ngăn chặn tình trạng khai thác mang tính tận diệt để khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ này.

Nghêu
Khai thác nghêu lụa diễn biến phức tạp trên ngư trường vùng biển huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Ảnh minh họa

Theo đó, tỉnh Kiên Giang quy định thời gian khai thác từ ngày 1/12/2020 đến ngày 31/5/2021, kiểm soát chặt chẽ vùng biển ven bờ trên ngư trường. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 m được tham gia khai thác nghêu lụa, sò lông, ngành chức năng tỉnh không cấp giấy phép khai thác 2 loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ này cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 m trở lên, không cấp giấy phép khai thác đối với tàu cá ngoài tỉnh. Tàu cá trang bị đảm bảo an toàn kỹ thuật theo đúng quy định, đầy đủ công cụ khai thác nghêu lụa, sò lông. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện, thành phố tổ chức cấp phép khai thác nghêu lụa, sò lông mùa vụ 2020 - 2021 cho ngư dân theo phân cấp quản lý, đảm bảo thời gian và điều kiện cấp phép khai thác. Riêng các địa phương không có biển hướng dẫn ngư dân địa phương có đủ điều kiện khai thác nghêu lụa, sò lông đến Chi cục Thủy sản Kiên Giang làm thủ tục cấp phép khai thác. 

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với ngành hữu quan và huyện, thành phố có biển tập trung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác nghêu lụa và sò lông, đặc biệt chú ý các tàu cá không được cấp phép khai thác. 

Các đơn vị tổ chức thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghêu lụa, sò lông theo đúng quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ; kiểm tra điều kiện của các tổ chức, cá nhân khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ đảm bảo có giấy phép khai thác thủy sản, có phiếu giám sát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ; không cấp chứng nhận xuất xứ đối với những tàu cá khai thác nghêu lụa, sò lông ngoài vùng biển Kiên Giang. 

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, nghêu lụa, sò lông ở tỉnh Kiên Giang sinh sống, phát triển tại vùng biển ven bờ tập trung chủ yếu ở huyện Kiên Lương và thành phố Hà Tiên. Sản lượng khai thác hàng trăm nghìn tấn mỗi năm phục vụ tiêu dùng nội địa, chế biến xuất khẩu. Khai thác nghêu lụa, sò lông mùa vụ 2020 - 2021, tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh 2 loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ này có xuất xứ không rõ nguồn gốc. 

Các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh phối hợp trong ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp khai thác, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nghêu lụa, sò lông giống chưa trưởng thành trong mùa vụ 2020 - 2021. Đồng thời, thực hiện thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp tiếp tục lén lút khai thác khi đã hết thời gian cho phép khai thác, nhất là một số bãi giống nghêu lụa, sò lông xuất hiện trễ trong mùa vụ khai thác 2020 - 2021.

TTXVN
Đăng ngày 09/12/2020
Lê Huy Hải
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 10:28 03/10/2023

Thiệt hại đến 500 triệu USD nếu thuỷ sản Việt Nam bị áp “thẻ đỏ”

Dự kiến vào tháng 10 năm 2023, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đánh giá lần thứ 4 về việc thực hiện biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định (IUU) tại Việt Nam.

Tàu cá
• 10:08 06/09/2023

Ngư dân Nghệ An câu được cá sủ vàng dài gần 1m

Vừa qua, một ngư dân Nghệ An đã câu được 1 con cá dài gần 1m. Con cá có màu vàng lấp lánh chạy dọc 2 bên thân, được đa số người dân đoán là cá sủ vàng.

Cá sủ vàng
• 15:52 05/09/2023

Bắt chem chép nuôi tôm hùm giúp ngư dân thu về hàng triệu đồng

Nghề nuôi tôm hùm không chỉ đang mở ra một lĩnh vực làm mới, mà còn đóng góp tích cực trong việc tăng thu nhập cho các gia đình tại vùng ven biển.

Con chem chép
• 11:15 13/08/2023

Tép Bạc chính thức trở thành hội viên của VASEP

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tép Bạc đã vinh dự trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Tép Bạc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tép Bạc
• 03:58 04/10/2023

Tìm hiểu về sự sinh sản của cua hoàng đế vàng

Cua hoàng đế vàng là loài thủy sản quan trọng ở vùng biển Alaska, giống như tất cả các loài litodid, con cái cua hoàng đế vàng phải lột xác trước khi giao phối, con cái có thể mang đến 27.000 quả trứng. Cua hoàng đế vàng có sức sinh sản thấp hơn cua đỏ và cua xanh cùng kích cỡ.

Cua hoàng đế
• 03:58 04/10/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 03:58 04/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 03:58 04/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 03:58 04/10/2023