Kiên Giang: Nuôi cá lồng bè hiệu quả ở Kiên Hải

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.

nuôi cá lồng bè

Ven các đảo có nhiều vịnh kín gió cùng với môi trường nước tốt, thích hợp để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng bè trên biển.

Xác định tiềm năng lợi thế của địa phương, trong thời gian qua Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên biển, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đó nghề nuôi cá lồng trên biển phát triển khá nhanh, tạo thành phong trào nuôi rộng khắp trên địa bàn huyện, nhân dân đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn để đầu tư nuôi cá tăng thu nhập gia đình, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương. Nếu như năm 2008 nghề này chỉ phát triển ở các xã Nam Du và An Sơn với khoảng 101 hộ nuôi, 270 lồng nuôi, thì hiện tại mô hình nuôi cá lồng trên biển đã phát triển đều trên 4/4 xã của huyện với 209 hộ nuôi, 714 lồng nuôi.

Đến nay, nghề nuôi cá lồng bè trên biển đã mang lại kết quả rất khả quan cho người dân huyện đảo Kiên Hải, nhiều hộ ngư dân đã có thu nhập cao từ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng hàng năm. Trung bình mỗi lồng nuôi khoảng 50m3 sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 30 triệu đồng. Lợi nhuận lớn nên đã giúp nhiều người nuôi cá ở Kiên Hải từ chỗ kinh tế trung bình trở nên khá giả, nhiều hộ từ chỗ làm ăn khó khăn cũng đã tiến dần lên chỗ có tích lũy.

Năm 2013, vượt qua những khó khăn như dịch bệnh, nguồn cung cấp thức ăn và con giống hạn chế, cũng như đầu ra cho sản phẩm nuôi, nghề nuôi cá lồng trên biển của huyện cũng có bước phát triển khá, là nghề mang lại hiệu quả sản xuất cao cho nhân dân trên đảo. Sản lượng thu hoạch năm 2013 đạt trên 520 tấn cá thương phẩm (chủ yếu là cá mú và cá bớp), giá trị sản xuất đạt trên 120 tỉ đồng, tăng 31,76% so với năm 2012, đạt 108% so với kế hoạch đề ra.

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển còn kéo theo nhiều nghề khác phát triển như: nghề cung cấp thức ăn cho cá, cung cấp thuốc cho cá, thu mua vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch… Ngoài ra, còn đóng góp rất lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Mô hình nuôi cá lồng trên biển phát triển là nguồn cung cấp hải sản tươi sống có thể chế biến tại chỗ theo yêu cầu của du khách, cùng với vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo tạo nên những điểm tham quan vô cùng lý thú nơi biển đảo, từ đó tạo điều kiện phát triển dịch vụ du lịch, thương mại tại địa phương. 

Ông Lương Quốc Bình, Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải cho biết: Để mô hình nuôi cá lồng trên biển tại địa bàn huyện Kiên Hải phát triển ngày một bền vững hơn, hiệu quả hơn, nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 - 2015, góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng biển đảo theo chủ trương của Chính phủ. Trong thời gian tới, huyện Kiên Hải sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

Khẩn trương thực hiện hoàn thành quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản ven các đảo của địa bàn huyện đến năm 2020.

Phát triển thêm một số các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế đưa vào nuôi thử nghiệm nếu phù hợp với điều kiện nuôi của huyện và có hiệu quả thì nhân rộng để đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Tăng cường công tác Khuyến nông - Khuyến ngư nhằm đưa khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng và hoàn thiện qui trình nuôi bằng các loại giống cá cho đẻ nhân tạo và nuôi bằng thức ăn công nghiệp để giải quyết vấn đề khó khăn về con giống và thức ăn trong quá trình nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân sản xuất thức ăn công nghiệp và giống nhân tạo tại địa phương để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản biển. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên biển.

Với những tiềm năng lợi thế sẵn có, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với sự nhạy bén, sáng tạo của nhân dân trên địa bàn huyện, hy vọng rằng trong thời gian tới mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của huyện sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang lại thu nhập cao cho người dân đất đảo, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Kiên Hải.

Khuyến nông VN, 24/02/2014
Đăng ngày 27/02/2014
Trương Trọng Thân
Nuôi trồng

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 08:22 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 08:22 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 08:22 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 08:22 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:22 18/02/2025
Some text some message..