Kiên Giang phát triển nuôi tôm công nghiệp bán công nghiệp

Mục tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp của tỉnh Kiên Giang đạt 5.000 ha, trong đó vùng Tứ giác Long Xuyên 4.700 ha và U Minh Thượng 300 ha, đạt sản lượng 41.330 tấn.

Kiên Giang phát triển nuôi tôm công nghiệp bán công nghiệp
Ảnh minh họa: BNA

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho hay, thực hiện chương trình, mục tiêu này, năm 2017, tỉnh nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp 2.152 ha, đạt 43% mục tiêu, chương trình đề ra, sản lượng thu hoạch 15.161 tấn. 

Trong 5 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 1.760/2.500 ha, sản lượng thu hoạch hơn 12.320 tấn tôm. Nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp ở Kiên Giang đang chuyển biến tích cực, hiệu quả.

Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình nuôi mới như: lót bạt đáy, hai giai đoạn, biofloc,… có tính ổn định, ít rủi ro đang ngày càng phổ biến, nhân rộng đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất tôm nuôi công nghiệp. 

Tỉnh Kiên Giang huy động nguồn vốn hơn 1.280 tỷ đồng triển khai thực hiện các đề án, dự án, đề tài hỗ trợ chương trình, mục tiêu phát triển nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. 

Cụ thể như: Đề án quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; đề tài điều tra dịch tễ bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm và đề xuất biện pháp phòng chống; chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi tại Kiên Giang; ứng dụng kỹ thuật cộng nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP; xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy sản tại một số xã đảo; phát triển hạ tầng về điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung; các dự án sản xuất giống thủy sản của doanh nghiệp tại huyện Kiên Hải, Kiên Lương và Phú Quốc,… 

Cùng với đó, tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư cơ bản đồng bộ về hạ tầng lưới điện, hệ thống thủy lợi, giao thông,… phục vụ phát triển nhanh, ổn định nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. 

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nảy sinh nhiều những khó khăn, bất cập, chưa đạt yêu cầu đề ra. 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết, nuôi tôm công nghiệp hiện vẫn chậm so với yêu cầu; thời tiết diễn biến bất thường cũng ảnh hưởng tôm nuôi; dịch bệnh trên tôm chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu; nguồn nước phục vụ nuôi tôm chưa đáp ứng yêu cầu; nông dân thiếu vốn đầu tư nuôi tôm công nghiệp, khó khăn về vốn để đầu tư hạ tầng điện, giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản, quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh,… 

Các doanh nghiệp nuôi tôm trong tỉnh vẫn còn trong tình trạng sản xuất cầm chừng, diện tích thả giống nuôi thực tế ít so với diện tích đất được giao sử dụng. Một số địa phương còn xảy ra tình trạng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp ngoài vùng quy hoạch, phát sinh những hệ lụy, bất cập trong sản xuất, môi trường sinh thái. 

Hiện nay, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình nuôi mới trong nuôi tôm công nghiệp được nông dân rất quan tâm và toàn tỉnh có khoảng 200 ha nuôi tôm theo quy trình này.

Theo quy trình mới, tôm được thả nuôi mật độ cao, năng suất 30 - 40 tấn/ha, tiết kiệm nước, kiểm soát khát tốt các rủi ro dịch bệnh, biến động môi trường,… Tuy nhiên, chi phí đầu tư khá lớn nên nông dân chưa mạnh dạn đầu tư nuôi tôm theo quy trình này.

TTXVN
Đăng ngày 05/06/2018
Lê Huy Hải
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 04:46 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 04:46 17/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 04:46 17/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 04:46 17/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 04:46 17/06/2025
Some text some message..