Kiên Giang: phát triển toàn diện thủy sản kinh tế biển

Do được thiên nhiên ưu đãi, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Kiên Giang là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nghề khai thác thủy sản.

Kiên Giang: phát triển toàn diện thủy sản kinh tế biển
Khai thác thủy sản thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Kiên Giang

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đã có đoàn tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá. Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, đóng mới tàu cá công suất lớn, khai thác xa bờ ở Kiên Giang trong xu thế phát triển khá mạnh, đặc biệt là tàu công suất từ 400 mã lực trở lên.

Hiện tại, ngư dân đang tiếp tục đầu tư đóng mới loại phương tiện này, vừa tăng khả năng vươn ra đánh bắt xa bờ, vừa góp phần bảo vệ vùng biển đảo, chủ quyền quốc gia. Sản lượng khai thác hải sản của tỉnh liên tục tăng, từ 311.000 tấn năm 2006 tăng lên 520.000 tấn năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 là 268.000 tấn, đạt 50% kế hoạch năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho biết, từ trước năm 1990, tỉnh Kiên Giang đã ban hành quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển. Sau khi có Luật Thủy sản và thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, tỉnh đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

Ngoài ra, tỉnh đang triển khai thực hiện đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản và chương trình bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ.

Hiện nay, hầu hết các tàu cá của tỉnh Kiên Giang đều trang bị các thiết bị thông tin liên lạc thu phát thoại vô tuyến điện sóng (VHF - HF). Những tàu cá 90 mã lực trở lên trang bị đầy đủ máy định vị vệ tinh (GPS), máy đo sâu dò cá, máy thông tin liên lạc vô tuyến điện tầm xa.

Nhiều chủ phương tiện tàu cá công suất lớn còn trang bị thêm hệ thống nhận dạng tự động AIS, hầm bảo quản sản phẩm gắn thiết bị lạnh, lọc nước biển thành nước ngọt sử dụng trên tàu cá. Tỉnh đã phê duyệt đóng mới, nâng cấp 75 tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, tổng vốn đầu tư hơn 671 tỷ đồng và đến nay hạ thủy đưa vào hoạt động khai thác 21 tàu.

Theo Phó Chủ tịch Mai Anh Nhịn, tỉnh Kiên Giang đã hợp tác với Campuchia và Thái Lan để quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản, nhất là các loài di cư xuyên biên giới như cá cơm, cá ba thú, ghẹ xanh… với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEADEC).

Tỉnh còn phối hợp với Vụ Thủy sản và Vụ Hợp tác quốc tế của Thái Lan thực hiện dự án thí điểm thả rạn nhân tạo vùng biển Kiên Giang do Chính phủ Thái Lan tài trợ. Đặc biệt, với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản, tỉnh Kiên Giang đang thực hiện các dự án phát triển đội tàu cá công nghệ cao, phát triển hệ thống cảng cá, phát triển khu chợ cá quy mô hiện đại và một số hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng thủy sản.

Để phát triển toàn diện thủy sản kinh tế biển, tỉnh Kiên Giang dự kiến xây dựng và phát triển toàn diện kinh tế thủy sản biển với khai thác hải sản xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá và hạ tầng thủy sản. Hơn nữa, tỉnh cũng tập trung bảo vệ nguồn lợi thủy sản và vùng biển, đảo kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên tuyến biển. Đặc biệt, là năng lực khai thác hải sản sắp xếp phù hợp với từng loại nghề, từng ngư trường và kiểm soát được hoạt động khai thác trên từng vùng biển, hướng đến phát triển ngành công nghiệp khai thác hải sản hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang sẽ giảm dần số lượng tàu cá đến năm 2020; sản lượng khai thác ổn định ở mức 500.000 tấn; trong đó khai thác xa bờ chiếm 65%, nâng lên tỷ lệ sản phẩm hải sản có giá trị kinh tế cao; giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%; giảm sản lượng khai thác gần bờ còn 150.000 tấn năm 2020.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho biết, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển tàu công suất lớn vươn khơi xa, giảm dần tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ. Hơn nữa, tỉnh sẽ tiến hành thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân đầu tư khai thác để nâng cao chất lượng khai thác đánh bắt và bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Mặt khác, tỉnh tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh sẽ bổ sung quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá sớm đầu tư hoàn thiện đưa vào sử dụng kết hợp với neo đậu tránh, trú bão 23 cảng cá, bến cá tại các địa phương như Châu Thành, Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, An Biên và thị xã Hà Tiên.

Theo ông Mai Anh Nhịn, thời gian tới tỉnh sẽ tăng cường công tác đối ngoại, mở rộng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về biển nhằm thu hút đầu tư để phát triển kinh tế thủy sản biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Không dừng lại ở đó, tỉnh sẽ xây dựng lực lượng quản lý và bảo vệ biển đảo chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và đủ mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển đảo.

Tuy nhiên, để những mục tiêu này đi vào cuộc sống, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Trung ương hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đảo có dân sinh sống, đặc biệt là đảo Thổ Chu có vị trí rất quan trọng, là đảo tiền tiêu của Tổ quốc và sớm thành lập huyện đảo Thổ Châu.

Ngoài ra, hỗ trợ tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tránh, trú bão cho tàu cá, cảng cá, bến cá ở Phú Quốc, Kiên Hải, Thổ Châu và Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ. Tỉnh cũng đề xuất hỗ trợ trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn trên biển; phương tiện tuần tra xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

TTXVN
Đăng ngày 30/06/2017
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 05:13 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 05:13 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 05:13 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:13 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 05:13 24/04/2024