Kiên Hải, Kiên Giang: Thương lái Trung Quốc thao túng cá nuôi

Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại quần đảo Nam Du (gồm 21 đảo lớn nhỏ, thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) đang nở rộ, nhưng bị thương lái Trung Quốc thao túng từ đầu vào đến đầu ra.

long be nuoi ca
Ảnh minh họa

“Độc quyền”, ép giá

Ông Đinh Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Du cho biết, trên địa bàn xã hiện có 150 hộ tham gia nuôi cá với 174 bè (tổng cộng 584 lồng). Hai loại cá chủ yếu được nuôi tại đây là bớp và mú.

“Hằng tháng, thương lái Trung Quốc đưa tàu đến đây, một mặt họ cung cấp cá giống, mặt khác họ thu mua cá thành phẩm”- ông Trung nói.

Ông Vũ Duy Dấn - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nam Du, đồng thời là một hộ chuyên nuôi cá tại Nam Du cho biết vài năm trở lại đây, thương lái Trung Quốc đến Nam Du bằng tàu biển, mỗi lần cung cấp cả trăm nghìn con cá giống, đồng thời họ thu mua tất cả cá thành phẩm. Tàu Trung Quốc còn đi nhiều đảo khác trong vùng để cung cấp cá giống và thu mua cá thành phẩm.

Điều khiến ông Dấn cũng như những người nuôi cá tại đây lo ngại là tình trạng “hoàn toàn phụ thuộc thương lái Trung Quốc đầu ra lẫn đầu vào”. Vì phụ thuộc, người nuôi cá tại Nam Du đang bị thương lái Trung Quốc ép giá. Ông Dấn dẫn chứng, hiện tại giá cá giống thương lái cung cấp cho các hộ chăn nuôi vẫn không thay đổi, trong khi giá cá thành phẩm họ thu mua từ người nuôi giảm ít nhất 30.000 đồng/kg. Cụ thể, giá cá bớp bị giảm từ 160.000 đồng xuống còn 130.000 đồng/kg, cá mú đen từ 260.000 đồng xuống còn 230.000 đồng/kg. Giá này chỉ áp dụng đối với loại cá có trọng lượng từ 0,8 - 1,3 kg/con. Với cá lớn hơn mức này, giá giảm khoảng 70.000 đồng/kg. Riêng cá có trọng lượng từ 1,5 kg trở lên, dù có lớn cỡ nào cũng bị mua với giá 300.000 đồng/con.

Vấn đề ở chỗ, theo những hộ dân nuôi cá tại Nam Du, không phải lúc nào thương lái cũng đến thu mua kịp thời hoặc cùng lúc mua hết lượng cá đến tuổi xuất lồng của người dân. Chỉ cần để quá lứa một thời gian ngắn là người nuôi cá đã bị thiệt hại nặng. “Biết là bị xử ép nhưng không bán cho thương lái Trung Quốc thì không biết bán cho ai”- ông Dấn than phiền.

Điêu đứng

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Nam Du, ông Nguyễn Thuận Hải cũng là một người có thâm niên nuôi cá lồng, cho biết, hoạt động nuôi cá lồng bè ở Nam Du có từ lâu nhưng nở rộ từ khoảng 7-8 năm trở lại đây.  Do nuôi ồ ạt khiến nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh nên cá chết hàng loạt. “Mức độ hao hụt rất lớn, có khi chỉ còn chừng 30-40%”- ông Hải nói.

Ông Vũ Duy Dấn cũng như các hộ nuôi cá tại đây hết sức lo lắng khi cá chết hàng loạt. “Vừa rồi gia đình tôi thả 7.000 con cá mú giống nhưng đến nay chết hết 60%. Với mức hao hụt này, người nuôi cá chẳng những không lời một đồng, thậm chí lỗ nếu bị ép giá”- ông Dấn tính toán. Ông Dấn cũng cho rằng, nguyên nhân cá chết vì dịch bệnh, nguồn nước ô nhiễm trong khi người dân không biết cách chữa trị, xử lý. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi cá đành phải “treo” lồng để tránh bị lỗ.

Bà Nguyễn Thị Gái- Phó chủ tịch UBND xã An Sơn (xã đảo nằm trong quần đảo Nam Du) cũng xác nhận, từ đầu năm 2015 đến nay, do tình hình thời tiết xấu khiến các bè cá nuôi bị thiệt hại nặng và người dân không đầu tư phát triển thêm bè mới, chỉ giữ lại những bè cá hiện hữu và chỉ nuôi cầm chừng.

Những người dân nuôi cá cho biết, vốn liếng đầu tư cho việc nuôi cá không nhỏ. Riêng chi phí đóng bè mất ít nhất 80 triệu đồng/bè. Ngoài ra, chưa kể chi phí cá giống, thức ăn, thuốc men… Vì vậy, chỉ cần một mùa nuôi thất bại là người dân đã đủ điêu đứng, thậm chí trắng tay.

Không cho thương lái rời cảng nếu nợ tiền dân

Ông Lê Hoàng Khải – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, việc thương lái Trung Quốc vào thu mua hải sản (cá nuôi bè) tại vùng biển Kiên Giang là có sự cho phép của UBND tỉnh Kiên Giang và Tổng cục Thủy sản. “Việc ép giá thu mua, hay cung cấp con giống Chi cục sẽ cho người kiểm tra”- ông Khải nói.

Thượng tá Lê Trung Dũng – Đồn trưởng biên phòng cửa khẩu Cảng Hòn Chông cũng cho biết, thương lái Trung Quốc được phép ra tận bè cá của dân để thu mua. “Tuy nhiên, nếu thương lái Trung Quốc còn nợ tiền cá của dân thì tuyệt đối không làm thủ tục cho rời cảng” - thượng tá Dũng nói.           

Hồng Lĩnh

Báo Tiền Phong, 25/01/2016
Đăng ngày 25/01/2016
Đại Dương
Nuôi trồng

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 04:35 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 04:35 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 04:35 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 04:35 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 04:35 22/11/2024
Some text some message..