Kim Đông: Đưa nuôi trồng thủy thành kinh tế mũi nhọn

Xã Kim Đông đã đề ra chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cụ thể là chuyển đổi diện tích cấy lúa, cói kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Kim Đông: Đưa nuôi trồng thủy thành kinh tế mũi nhọn
Ảnh minh họa: Internet

Với sự đồng thuận, thống nhất cao trong Đảng bộ và nhân dân, đến năm 2005, toàn xã đã hoàn thành việc chuyển đổi 100% diện tích đất từ cấy lúa, trồng cói kém năng suất sang nuôi trồng thủy sản.

Cùng với việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, xã đã đề ra nhiều biện pháp nhằm khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, nuôi trồng thủy sản như: tổ chức các đoàn đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các địa phương có truyền thống về nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản thuê đất hoạt động trên địa bàn; tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản như: nuôi thả tôm sú, cua xanh; phối hợp với các cấp, các ngành tập huấn chuyển giao KHKT cho xã viên, hỗ trợ về con giống, thức ăn, hóa chất xử lý môi trường cho một số mô hình. Đồng thời, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, xây dựng các cống đầu kênh tạo thuận lợi cho việc điều hành tiêu thoát nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân.

Đến nay, Kim Đông có 788 hộ nuôi trồng thủy sản với diện tích trên 431ha. Năm 2017, sản lượng thủy sản đạt trên 1.729,2 tấn, trị giá đạt 757.952 triệu đồng. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 120 triệu đồng. Những năm gần đây, trên địa bàn xã ngày càng nhiều các mô hình nuôi trồng thủy sản có sản lượng và giá trị kinh tế cao như: mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi ngao thương phẩm; mô hình sản xuất ngao giống cho thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, xã đã vận động nhân dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản từ ao chìm sang ao nổi theo hình thức công nghệ cao, đầu năm 2018, đã có 50 hộ chuyển đổi, 5 hộ đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ trong nhà bạt, cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cách nuôi truyền thống.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Kim Đông xác định phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, an toàn và hiệu quả. Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, vận động nhân dân đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, địa phương đã hoàn thành việc quy hoạch vùng sản xuất theo 3 vùng: vùng sản xuất quảng canh, vùng chăn nuôi tổng hợp và vùng sản xuất các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 25/03/2018
Thủy Phương
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 04:10 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:10 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 04:10 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:10 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 04:10 06/11/2024
Some text some message..