Kim Sơn: Các hộ nuôi tôm vào vụ nuôi thả mới

Sau vụ tôm đầu tiên trong năm nhiều trắc trở, hiện nay những chủ đầm ở các xã ven biển huyện Kim Sơn đã bắt đầu khôi phục sản xuất trở lại, tiếp tục thả vụ 2.

Kim Sơn: Các hộ nuôi tôm vào vụ nuôi thả mới
Ao đầm nuôi thả tôm ở xã Kim Trung (Kim Sơn). Ảnh: Trường Giang

So với các năm trước, việc nuôi thả tôm vụ 1 năm nay ở Kim Sơn gặp không ít khó khăn khi một số diện tích nuôi tôm bị bệnh chết hàng loạt, khiến nhiều hộ thất thu. Anh Đào Duy Phúc ở xã Kim Hải thả nuôi 2 ao với 13 vạn con tôm giống, nhưng 1 ao thì sau 25 ngày thả tôm đã bị bệnh, phải xả bỏ; ao thứ hai tôm giữ được 65 ngày tuổi thì cũng tiếp tục có biểu hiện rớt đáy. Chi phí hơn 30 triệu đồng, bao gồm tiền giống, tiền điện, thức ăn… rồi bao nhiêu công sức anh bỏ ra coi như đổ xuống sông xuống biển.

Tuy nhiên, sau gần 2 tháng treo đầm hiện anh Phúc đã tập trung xử lý môi trường, cải tạo ao hồ để thả nuôi vụ mới. Anh cho biết: Vẫn còn lo ngại về dịch bệnh và độ an toàn của môi trường nước nhưng mấy hôm nay tôi đang huy động công nhân cải tạo ao hồ, rải vôi bột xử lý môi trường, đánh thuốc diệt vi khuẩn để chuẩn bị thả nuôi vụ 2. Vụ này cũng sẽ thả trên 10 vạn con tôm thẻ, nếu thuận lợi thì khoảng 1 tuần nữa xuống giống.

Theo anh Phúc, chi phí để cải tạo ao hồ, xử lý môi trường và mua giống tôm bình quân hết khoảng 20 triệu đồng/ao. Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, vụ này anh đầu tư xây dựng thêm bể lọc nước cũng như tăng thêm các biện pháp xử lý nước bằng vi sinh, khử clo để đảm bảo an toàn.

Anh Nguyễn Văn Vinh, xóm 3, Kim Trung cho biết: Năm nay người nuôi trồng thất bát hơn mọi năm vì tôm bị dịch bệnh nhiều. Tuy nhiên, không nuôi tôm thì biết làm gì nên hầu như nhà nào cũng cố vay mượn để cải tạo ao đầm, mua giống về tiếp tục thả. Vụ này nhà tôi thả khoảng 1 tháng rồi, tôm lớn nhanh, khỏe mạnh nhưng cũng vẫn lo lắm.

Theo phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kim Sơn, diện tích nuôi tôm vụ 1 trên địa bàn 3 xã bãi ngang năm nay khoảng gần 1.000 ha, bà con đã tiến hành thả theo đúng lịch thời vụ, từ ngày 5/4. Tuy nhiên, đến giữa tháng 5 xuất hiện tình trạng tôm chết rải rác, sau đó tăng lên.

Tính đến hết tháng 6 có trên 724 ha với 1.317 hộ nuôi có tôm chết. Trước tình hình trên, huyện đã triển khai các giải pháp xử lý dịch bệnh, tiếp nhận hỗ trợ 25 tấn hóa chất Chlorine, 8.500 kg TC-01 để cấp phát cho các xã xử lý môi trường. Đến nay, môi trường, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát.

Thời điểm này, bà con đang xuống giống thủy sản vụ 2. Theo kế hoạch, diện tích nuôi thả vụ 2 ở vùng nước mặn lợ của Kim Sơn là trên 2.100 ha, trong đó diện tích nuôi cua xanh là 1.994 ha, diện tích nuôi tôm thẻ công nghiệp và bán công nghiệp là 120 ha. Tính đến hết tháng 8, riêng tôm thẻ toàn huyện đã xuống được khoảng 15 triệu con giống.

Dự kiến việc thả nuôi tôm vụ 2 sẽ kết thúc vào khoảng giữa tháng 9 và thu hoạch giữa tháng 11. Nhằm chủ động phòng, chống và hạn chế dịch bệnh cho tôm vụ 2, huyện Kim Sơn đã và đang phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuỷ sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tích cực tư vấn, chỉ đạo người dân phòng, chống dịch bệnh, coi đây là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cả vụ nuôi. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, thức ăn, thuốc thú y thủy sản cũng như nguồn giống nhập vào địa bàn.

Trạm Thuỷ sản Yên Khánh – Kim Sơn tiếp tục tăng cường lấy mẫu nước để xét nghiệm các chỉ tiêu ôxy hoà tan, độ mặn, NH3, độ kiềm…, thông báo kết quả rộng rãi tại các vùng nuôi nhằm giúp cho bà con nắm rõ tình hình, tính toán thời gian và các biện pháp xử lý hiệu quả.

Kỹ sư thuỷ sản Phạm Văn Hải, Trạm Thuỷ sản Yên Khánh – Kim Sơn khuyến cáo: Sau thời gian nắng gắt, bước vào mùa mưa, tôm dễ mắc một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Để phòng ngừa cho tôm, ngoài đảm bảo mực nước trong ao hợp lý, bà con cần sử dụng vôi bột xử lý nước trong ao hoặc rải trên bờ.

Vớt bỏ thức ăn thừa, vệ sinh khu vực cho ăn, dụng cụ cho ăn đề phòng nấm mốc... hạn chế những tác động xấu của thức ăn thừa, nhất là khi trời mưa.

Các chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh và hóa chất cũng có thể là một lựa chọn trong thời điểm này dùng phòng ngừa và trị bệnh phát triển trong mùa mưa ở tất cả các giai đoạn của tôm. Tuy nhiên, khi sử dụng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về liều lượng, đối tượng điều trị, đặc biệt là không sử dụng các loại thuốc trong danh mục cấm.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 06/09/2017
Hà Phương
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:20 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 14:20 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 14:20 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 14:20 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 14:20 19/12/2024
Some text some message..