Kinh nghiệm cho cá ăn tỏi chữa bệnh, cá lớn vù vù

Sau nhiều lần nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình thất bại, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã nghĩ ra độc chiêu trị bệnh cho cá bằng tỏi. Mỗi tháng anh cho cá ăn tỏi 2 lần, cá vừa hết bệnh vừa lớn nhanh.

Kinh nghiệm cho cá ăn tỏi chữa bệnh, cá lớn vù vù
Anh Linh thường xuyên cho cá ăn tỏi để phòng bệnh ghẻ và đường ruột.

Muốn cá ăn tỏi, phải bỏ đói chúng vài ngày. Sau đó đập dập tỏi rồi thả xuống lồng. Cá không mắc bệnh ký sinh trùng và bệnh đường ruột. “Cách phòng bệnh này, tôi áp dụng 3 năm nay rất hiệu quả. So sánh với những lồng không cho ăn tỏi thì cá ở lồng ăn tỏi khỏe mạnh, lớn nhanh. Điều quan trọng nữa là cách này an toàn cho người tiêu dùng kể cả khi vừa cho ăn cũng có thể xuất bán được”, anh Linh cho biết.

Nhiều năm lăn lộn với lòng hồ Hòa Bình, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh đã gây dựng được sự nghiệp vững chắc. Từ một nông dân thuần phác, anh trở thành vua nuôi cá ở xóm Tráng.

Sinh ra và lớn lên tại xóm núi, anh Linh cũng như bao gia đình khác sống chủ yếu bằng nghề nông. Bao năm trôi qua, cái đói, cái nghèo cứ bám riết lấy xóm núi. Năm 2014, anh theo một vài hộ trong xóm vay tiền đầu tư nuôi cá lồng.

Ngoài vật tư như tre luồng tự có, anh bỏ ra hơn 10 triệu mua giống cá trắm cỏ, trắm đen và lưới để nuôi 2 lồng. Sau vài tháng chăm sóc tốt cá lớn nhanh như thổi. Vào khoảng đầu tháng 5 khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống, nước trong các suối chảy ra sông. Nước đục bẩn nhiều tạp chất nên cá trong lồng của anh chết hết.

Không nản chí năm sau anh tiếp tục vay tiền, làm thêm lồng với chi phí lên hơn 30 triệu đồng. Cũng như năm trước, sau vài tháng dốc sức chăm cá, đến lúc thu hoạch đàn cá chết nổi trắng lồng. Nhiều lồng cá của những hộ dân khác, cá cũng chết trắng. Cất công tìm hiểu, anh Linh phát hiện, chỉ những hộ để lồng cá gần bờ cá mới chết, nhiều hộ nuôi xa bờ, cá không bị ảnh hưởng gì. 

Nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình đã mở ra nghề mới, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân. 

Năm 2016, anh vay thêm vốn tiếp tục đầu tư nuôi 10 lồng và kéo lồng ra xa bờ. Anh thả cá trắm, cá lăng, cá chiên... Tuy công chăm sóc hàng ngày vất vả như vận chuyển thức ăn cho cá, trông coi bảo vệ, nhưng cá lại sống khỏe. Cuối năm đó, lồng cá của anh cho thu hoạch gần trăm triệu đồng. Hai năm gần đây, anh tiếp tục vay vốn ngân hàng đầu tư thêm 20 lồng cá. Từ lồng bằng tre, luồng anh mạnh dạn đầu tư lồng sắt. Mỗi năm anh xuất hơn 4 tấn cá thương phẩm ra thị trường thu về cho gia đình vài trăm triệu đồng.

Một trong những khó khăn nhất của việc nuôi cá lồng là nguồn nước vào mùa mưa thường làm cá bị sốc. Ngoài ra, nhiều loại bệnh do ký sinh trùng gây ra. Nuôi cá trong ao hồ thì việc phòng bệnh cho cá dễ dàng bằng việc khử trùng cho nước. Tuy nhiên, với mặt nước rộng như lòng hồ thì không thể áp dụng theo cách này được. Qua tài liệu sách báo và kinh nghiệm nuôi cá mà anh đi học được thì cho cá ăn tỏi là biện pháp tốt nhất.

Muốn cá ăn tỏi, phải bỏ đói chúng vài ngày. Sau đó đập dập tỏi rồi thả xuống lồng. Cá không mắc bệnh ký sinh trùng và bệnh đường ruột. “Cách phòng bệnh này, tôi áp dụng 3 năm nay rất hiệu quả. So sánh với những lồng không cho ăn tỏi thì cá ở lồng ăn tỏi khỏe mạnh, lớn nhanh. Điều quan trọng nữa là cách này an toàn cho người tiêu dùng kể cả khi vừa cho ăn cũng có thể xuất bán được”, anh Linh cho biết.


Giờ anh Linh sống thành thơi nhờ việc mạnh dạn nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. 

Từ cách làm thành công của anh nên nhiều người trong xóm đã học tập theo anh kéo bè ra ngoài xa để nuôi. Giờ đây Hợp tác xã (HTX) nuôi cá lồng Bình Thanh do anh Linh làm Chủ nhiệm. Hiện nay, HTX có 23 thành viên, với hàng trăm lồng cá. Mỗi năm HTX xuất ra thị trường vài chục tấn cá, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 18/11/2018
Thuần Việt
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh TPD lúc này?

Mùa hè năm nay ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước đang bước vào cao điểm của thời tiết mưa giông, độ mặn dao động thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục, là điều kiện lý tưởng để bệnh TPD (mờ đục hậu ấu trùng) xuất hiện và lan rộng tại các trại giống.

Tôm giống
• 11:03 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 17:22 13/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 17:22 13/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 17:22 13/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 17:22 13/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 17:22 13/06/2025
Some text some message..