Kinh nghiệm chuyển đổi cá Koi từ bể nhà ra sông lớn

Trên khúc sông Hồng chảy qua địa phận xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc), anh Phan Văn Sơn ở xóm Thượng Trang đã đam mê, kiên trì gần 15 năm “đãi vàng” từ cá chép Koi. Anh đã rất thành công trong chuyển đổi môi trường nuôi từ bể nhà ra sông lớn.

Kinh nghiệm chuyển đổi cá Koi từ bể nhà ra sông lớn
Anh Phan Văn Sơn giới thiệu cá Koi thuần chủng tại trang trại nuôi ở xóm Thượng Trang, xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc).

Ngay từ năm 2004, khi hiệu quả nuôi cá truyền thống bắt đầu chững lại, anh Sơn đã bén duyên và đam mê với cá Koi, loài cá chép cảnh được coi là “quốc ngư” của Nhật Bản. Hồi đó, anh phải lặn lội vào tận Thành phố Hồ Chí Minh, “thủ phủ” cá cảnh nổi tiếng cả nước, nơi mà những con cá Koi Nhật thuần chủng đầu tiên được nhập về Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm và tìm mua giống. Lúc này do vốn ít nên anh chỉ có thể mua vài chục cặp cá Koi về làm giống.

Nhớ về những ngày tháng khởi nghiệp vất vả ấy, anh Sơn chia sẻ: “Hồi đó, đàn cá mới mang về chưa quen với môi trường khí hậu ngoài miền Bắc nên biếng ăn, chậm lớn, tỷ lệ hao hụt không nhỏ”.

Theo kinh nghiệm của anh, “chơi cá” là “chơi nước”. Như mọi loại cá, chất lượng môi trường nước phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, con cá Koi rất kỵ với phèn, trong nguồn nước có tí phèn cá cũng không sống được nên các bể, hồ nuôi phải lọc thật sạch phèn, sau đó mới tính đến vấn đề nhiệt độ. Thông thường, cá giống mới về phải đưa vào bể cách ly để thuần, rồi điều chỉnh nhiệt độ nước đúng với nhiệt độ mà cá đã quen sống bên Nhật (khoảng 18-20 độ) để cá hồi phục. Qua 2-3 ngày sau, cá đã dần hồi phục mới tăng dần nhiệt độ mỗi ngày 1 độ để cá làm quen với nước mới. Đến lúc cân bằng với nhiệt độ bên ngoài thì mới thả cá ra môi trường tự nhiên là hoàn thành giai đoạn thuần nhiệt độ. Lúc này, người nuôi phải bổ sung thêm vitamin, vi lượng, kháng sinh để tăng sức đề kháng cho cá chống chọi dịch bệnh. Cá mới nhập về tuần đầu không nên cho ăn gì. Sau đó bắt đầu cho ăn từ từ, mỗi ngày một ít, theo dõi thấy sức khoẻ cá ổn định mới tăng thêm liều lượng. Không chỉ thế, thức ăn cũng phải là loại chuyên dụng đắt hơn cám thông thường từ 3-4 lần. Cá sinh trưởng tốt nhưng câu chuyện nuôi cá đẻ lại là một bài toán nan giải.

Suốt 2 năm ròng, anh Sơn không ngừng tham quan, tìm hiểu các trại cá giống Koi trên khắp cả nước, nhiều đêm thức trắng để tìm hiểu tập tính sinh trưởng của loại cá khó tính này. Anh cho biết, mỗi ô bể đẻ phải thông thoáng, nhiều ánh sáng, sục khí và tạo dòng chảy vận hành 24/24 giờ. Ngoài ra, trong bể đẻ của cá, để làm giá thể cho trứng cá bám vào, cần chuẩn bị bèo lục bình nuôi trong bể nước sạch để bộ rễ mọc dài, trắng rồi mới chuyển sang bể đẻ. Trứng cá sẽ bám vào các rễ bèo, sau 5-7 ngày ấp trứng sẽ nở thành cá bột, ương trong hơn hai tháng, cá giống đạt từ 2-3cm/con có thể xuất bán. Đàn cá của gia đình anh tăng lên từng ngày. Cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn khi nhiều người biết tiếng tìm đến tận nơi để mua những con cá chép Koi “khủng”.


Không dừng lại ở đó, năm 2012, anh quyết định phát triển quy mô sản xuất, đưa từ “bể nhà ra sông lớn” khi đầu tư 1 tỷ đồng làm lồng nuôi trên sông Hồng. Anh Sơn cho biết, nuôi cá Koi trong lồng trên sông cũng giống một số loại khác như cá lăng, hay diêu hồng, người nuôi cũng phải thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước nhằm đưa ra những phương án xử lý kịp thời. Phải chú ý vào thời điểm giao mùa hoặc mỗi khi mưa lũ, nước sông có phù sa, cá thường kém ăn, hoặc các bệnh thường gặp ở cá như tróc vẩy, nhiễm khuẩn, bọ rùa, sâu móc... Bên cạnh đó, người nuôi cũng phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của cá để giúp cá phát triển ổn định vào mỗi thời kỳ tăng trưởng từ cá bột đến cá trưởng thành. Bù lại, nuôi trong lồng trên sông Hồng, dòng nước chảy liên tục, cá tăng trưởng nhanh hơn từ 2-3 lần do lượng ô-xy đều trong nước và thức ăn phù du tự nhiên dồi dào. Hiện tại, trang trại cá Koi của anh Sơn trên sông Hồng có 7 ô lồng, mỗi ô lồng được thiết kế rộng 54m2 nuôi hơn 2.000 con cá Koi các loại.

Năm 2017, sản lượng cá Koi của gia đình anh xuất bán ra thị trường hơn 20 tấn, cung ứng hơn 100 vạn con cá Koi giống mỗi năm. Thu nhập của gia đình anh đạt hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ bán đại trà, trong trang trại của anh cũng có những con cá “khủng” được xem là “trấn trại” với giá từ 5 đến 10 triệu đồng/con. Theo anh, trong một đàn cá, chỉ có khoảng 5% cá thể có màu sắc đạt chuẩn, được định giá tiền triệu (đồng) trở lên. Số còn lại được chọn lọc dần dần, theo từng phân khúc khác nhau. Một con cá Koi đẹp được đánh giá dựa trên hơn 20 tiêu chí như dáng, đầu, vây, vảy, đuôi, nguồn gốc... Các chi tiết hình thể như to lớn, đầu dài, miệng lớn, nách rộng, lưng cao, bụng thon, gốc đuôi dày, các mảng màu sắc nét có chiều sâu, da sáng, dáng bơi nhẹ nhàng, thậm chí thần thái của cá... cũng được dân sành cá định giá cao hơn. Một đàn cá Koi chơi thông thường từ 9 con trở lên, trong đó, luôn có một con đầu đàn vượt trội gọi là Chagoi. Các cá thể trong đàn phải đủ ít nhất 4 màu sắc chủ đạo là trắng, đen, đỏ và vàng. Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo cũng sống tới 25-35 năm, trọng lượng của cá Koi có thể lên tới hàng chục cân. Hiện tại trang trại của anh có đa dạng các dòng cá Koi được lai tạo như: Kohaku (trắng pha đỏ); Showa Sanke  (trắng pha đỏ cộng đen); Utsurimono (trắng pha đen); Ki Utsuri (vàng pha đen); Kinginrin (bạch kim hoặc vàng kim)…

Với anh Sơn, cá Koi thực sự là một “sứ giả” may mắn đã hiện thực hóa giấc mơ đổi đời của gia đình anh. Với đam mê và tình yêu cá Koi, anh Sơn không ngừng mở rộng quy mô trang trại, nâng cao chất lượng để đàn cá Koi tiến gần hơn với thị trường bình dân. Cùng với nuôi cá Koi, hiện tại anh còn nhận thi công các hồ, ao nuôi cá Koi tiểu cảnh trong gia đình, tạo thêm hướng làm giàu mới.

Báo Nam Định
Đăng ngày 31/03/2018
Đức Toàn

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:17 25/06/2024

Nuôi rươi cùng với trồng lúa: Hiệu quả kép

Rươi, một loại đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng bởi hương vị độc đáo mà còn bởi giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Nuôi rươi kết hợp với trồng lúa là một mô hình nông nghiệp sáng tạo, đem lại hiệu quả kép cho người nông dân.

Rươi
• 09:49 24/06/2024

Tạo môi trường đáy tốt cho tôm vào mùa mưa

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, mùa mưa luôn mang đến nhiều thách thức. Môi trường nước và đáy ao biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Vì vậy, việc tạo môi trường đáy ao tốt cho tôm vào mùa mưa là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này Tép Bạc sẽ giúp người nuôi hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp cụ thể để duy trì đáy ao tốt cho tôm trong mùa mưa.

Thăm nhá tôm
• 08:00 24/06/2024

Dùng muối tắm cho cá tầm mang lại lợi ích gì?

Việc tắm muối cho cá tầm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cá, giúp chúng loại bỏ ký sinh trùng, giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch. 

Cá tầm
• 10:05 20/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 14:03 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 14:03 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 14:03 26/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 14:03 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:03 26/06/2024
Some text some message..