“Kình ngư” sẽ đi vào huyền thoại

Khúc sông Vàm Nao được xem làm “địa chỉ” trú ngụ của nhiều loài cá quý hiếm nước ngọt. Những ngư dân ở đây kể rằng, cách đây khoảng 20 năm, khúc sông này còn có cả cá heo, cá đao, cá đuối cỡ lớn. Thế nhưng, các loài cá này đã đi vào huyền thoại do bị ngư dân khai thác quá mức. Hiện tại, sông Vàm Nao chỉ còn hiện hữu loài cá hô và cá tra dầu “khủng” quý hiếm nhưng cũng dần bị bó hẹp về số lượng cá thể.

cá tra nặng 72 kg

Con cá tra dầu nặng hơn 71kg đã chết sau khi được ông Hồng thả vào ao nuôi bảo tồn. 

Cá “khủng” còn đâu!

Khoảng đầu tháng 2 năm nay, khu vực chợ Mỹ Long xôn xao khi một bạn hàng mua được 2 con cá hô nặng từ 90- 120kg của một ngư dân đánh bắt ở sông Vàm Nao với giá cao. Chị bạn hàng này cho biết: “Năm nào tôi cũng mua được 1 đến 2 con ca hô nặng cả trăm ký, có khi mua được 3-4 con/năm. Sau đó bán lại cho nhà hàng xẻ thịt với giá khoảng 1 triệu đồng/kg, nhưng với loại cá cỡ lớn này chỉ có dân “đại gia” thưởng thức, chứ dân nghèo tiền đâu mà ăn nổi. Lúc nào có cá hô “khổng lồ”, chúng tôi chỉ cần điện thoại cho những nhà hàng TP. Long Xuyên và TP. Hồ Chí Minh là họ đem xe tải xuống tận nơi chở về…”.

Mới đây, trên sông Hậu đoạn xã Quốc Thái (An Phú), một ngư dân dùng lưới đánh bắt dính một con cá tra dầu nặng hơn 71kg. Sau đó, ngư dân này định bán cho một vựa cá để cung cấp cho nhà hàng xẻ thịt. Nghe thông tin này, ông Huỳnh Thanh Hồng đã mua lại con cá với giá 11 triệu đồng để bảo tồn.

Ông Hồng kể: “Nào giờ mới thấy con cá tra to như vầy. Mới hay tin đã đến mua, vậy mà có người ngã giá cao hơn. Chủ vựa đã bỏ con cá vào bao chuẩn bị chở đi, may mà tôi kịp mua lại. Con cá trong tình trạng đuối sức, hai mang còn ngam ngáp. Tức tốc, tôi chở về cái ao sau nhà, rồi đăng tấm bạt xung quanh cho nước vào và đặt máy bơm oxy cho cá khỏe. Sau đó, tôi thả vào chiếc ao bự để cho cá lội thong thả, nào ngờ vài hôm thì cá bị chết cứng đờ dưới ao.

Có thể do cá bị đuối sức sau hơn một ngày bị ngư dân vây bắt dưới sông Hậu. Đến khi lên bờ lại bị trầy xước và khô nhớt do quá trình di chuyển nên toàn thân nó xuất hiện nhiều vết lở loét”. Tương tự, vào năm 2009, tại khúc sông Vàm Nao, một ngư dân cũng đánh bắt được một con cá tra dầu nặng khoảng 50kg bán lại cho nhà hàng ở TP. Long Xuyên với giá cao.

Bảo tồn nguồn gen quý hiếm

Trở lại khúc sông Vàm Nao, chúng tôi tìm đến nhà ông tám Trăn 72 tuổi, một lão ngư chuyên sống bằng nghề đánh lưới cá bông lau, cá hô nay đã giải nghệ. Trong đời ông Trăn cũng chỉ một lần chạm mặt và “chiến đấu” với loài cá hô đất nặng hơn 160kg nên hiểu rõ hơn ai hết về  đặc tính của loài cá này trên sông Vàm Nao.

Ông Trăn nhớ lại, hồi đó con sông Vàm Nao nhỏ lắm, chỉ là con lạch chảy hiền hòa, một bên là cù lao Ông Chưởng, một bên là huyện Phú Tân. Vào mùa nước nổi, con nước từ thượng nguồn Campuchia đổ về mạnh làm xói lở bên phía cù lao, khúc sông ngày càng rộng ra và chảy xiết, với chiều dài khoảng 6km, ngang gần 1km, chỗ sâu nhất khoảng 30m. Hằng ngày lục bình cứ tấp vào mé nên cá ở nhiều, theo quy luật tự nhiên hễ có cá nhỏ trú ngụ thì có cá lớn đi theo tìm thức ăn. Do đó, khúc sông này cá ở rất nhiều, đặc biệt là cá hô đất, cá hô hoa cà.

Cách đây khoảng 20 năm, nơi đây còn có cả cá mập, cá đao, cá đuối, cá sấu nên không ai dám bơi xuồng qua sông vào ban đêm. “Năm đó tôi 24 tuổi, trong một lần thả lưới trên sông Vàm Nao, tôi thấy con cá hô đất rất to lên ngớp một luồng hơi giữa sông. Về nhà, tôi đan lưới lại cho thật chắc, rồi đem ra nơi đó thả nhưng không dính, bởi loài cá hô rất khôn nên giăng lưới vào ban ngày khó bắt được.

Đến ngày thứ 3, tôi chuyển sang thả lưới ban đêm. Ngay trong đêm hôm đó, con cá đã bị dính lưới giãy giụa ầm ầm. Khi kéo lưới lên nó quật mạnh dữ lắm, tôi nhanh tay quấn lưới chịu vào chiếc xuồng, vậy mà con cá vẫn kéo chiếc xuồng đi một đoạn ra giữa sông. Khi thấy, con cá thấm mệt, tôi quấn gọn tấm lưới vào mũi xuồng rồi từ từ bơi vào bờ”, ông Trăn nhớ lại. Cũng từ khi bắt được con cá hô đất to gần 160kg, ông Trăn đã bỏ cái nghề hạ bạc này lên bờ tìm công việc khác để mưu sinh.

Cá hô nặng 120 kg
Con cá hô “khủng” nặng trên 120kg bán lại cho nhà hàng xẻ thịt.

Theo Chi cục Thủy sản, nguyên nhân làm giảm trữ lượng thủy sản quý hiếm tự nhiên là do dân số ngày càng tăng, nhu cầu thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày cũng gia tăng, các hoạt động khai thác thủy sản trái phép còn nhiều và khai thác thủy sản quá mức vượt khả năng tái tạo của nguồn thủy sản. Bên cạnh, lượng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các nhà máy chế biến, bệnh viện, các ao nuôi thủy sản không được xử lý cũng được đổ ra sông.

Ngoài ra, các thảm thực vật tự nhiên ở thượng nguồn sông Mê Kông ngày càng giảm do khai thác gỗ quá mức. Các đập thủy điện làm cản đường di cư tự nhiên của loài cá… Hiện tại, khu vực sông Vàm Nao (7km) đang thực hiện mô hình quản lý cộng đồng về khai thác thủy sản để bảo tồn loài cá có kích thước lớn và giá trị cao như: Cá hô, cá bông lau, cá tra dầu…

Thạc sĩ Trần Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho rằng, ngành Thủy sản đã xây dựng xong Đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 đang lấy ý kiến và trình UBND tỉnh phê duyệt với mục tiêu chung là: Khai thác thủy sản phải phù hợp với định hướng và khả năng cho phép để đảm bảo tính bền vững. Hoạt động khai thác gắn liền với việc bảo tồn nguồn gien quý hiếm trên sông Tiền, sông Hậu và vùng Tứ giác Long Xuyên. Đồng thời mở rộng phạm vi bảo tồn quỹ gien một số giống loài cá thuộc hệ thống sông Mê Kông…

Theo thông tư số 62 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những đối tượng cá nước ngọt bị cấm khai thác gồm: Cá chình mun, cá tra dầu, cá cóc tam đảo, cá sấu hoa cà, cá sấu xiêm, cá heo nước ngọt vây trăng, cá hô… Nếu vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ, bảo tồn và phát triển theo quy định của Công ước CITES và các loài thuộc danh mục bảo vệ của Sách đỏ sẽ bị phạt từ 20- 25 triệu đồng nếu có hành vi khai thác, mua bán, thu gom, sơ chế, chế biến các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản 6 tháng. Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường tự nhiên… 

NLĐ
Đăng ngày 19/07/2012
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 16:03 20/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 16:03 20/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 16:03 20/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 16:03 20/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 16:03 20/01/2025
Some text some message..