Kỳ công kỹ thuật nhân giống cá "phát ra tiếng kêu"

Với nhiều năm kinh nghiệm, thạc sĩ Nguyễn Hữu Tân đã nghiên cứu, sinh sản nhân tạo thành công nhiều giống thủy sản đặc trưng đang dần khan hiếm ở ĐBSCL

cá linh non
Cá linh đầu mùa được xem là ngon, ngọt thịt nhất, chỉ bé như đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non hay cá linh sữa. Ảnh minh họa

Sinh ra trong một gia đình bao đời làm nông, gắn bó với ruộng đồng nên ông Nguyễn Hữu Tân (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) đặc biệt say mê các loài cá bản địa của miền Tây Nam Bộ như cá linh, bống tượng... Đây là những giống cá có sức sống mạnh mẽ và thịt rất ngon, bổ dưỡng.

"Đỡ đẻ" cho cá

Năm 1986, sau khi tốt nghiệp ngành thủy sản Trường ĐH Cần Thơ, ông Tân về làm việc tại Sở Thủy sản tỉnh Đồng Tháp. Công việc ông được phân công là xây dựng các trung tâm giống thủy sản.

Từ đó, dù giữ vị trí công tác nào, ông Tân vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông luôn ấp ủ nghiên cứu các loại cá đồng đặc trưng vùng sông nước miền Tây để vừa bảo tồn vừa có nguồn giống chất lượng để nông dân nuôi thương phẩm, làm giàu.

Sau nhiều năm làm việc, ông Tân về quê nhà Châu Thành xây dựng cơ ngơi với hệ thống bồn ươm cá, ao nuôi rộng 7.000 m2. Ngày ngày, ông miệt mài nghiên cứu cá giống.

Theo ông Tân, người nhân giống cá cần nắm rõ đặc tính sinh sản của từng loài để tạo điều kiện phù hợp, hiệu quả cao. Năm 1992, ông "đỡ đẻ" thành công cho cá bống tượng - một loài cá đang khan hiếm, nhất là những con cỡ lớn.

Ông Tân nhớ lại: "Khác với tôm, cá bống tượng bố mẹ đến thời kỳ sinh sản được nuôi nhốt chung rồi tiêm chất kích thích, sau vài giờ thì đẻ trứng. Trứng cá được vớt ra cho vào bồn riêng, khoảng 18 đến 24 giờ sau sẽ nở. Thêm một tháng nuôi bằng trứng nước (bo bo), chúng sẽ lớn thành cá hương, cá giống có thể xuất bán".

Sau khi bán hết lứa cá bống tượng đầu tiên, ông Tân nhận được phản hồi tích cực từ người nuôi. Sau đó, ông còn xuất khẩu cá giống sang Đài Loan - Trung Quốc với giá cao. Việc nhân giống cá bống tượng thành công đem lại lợi nhuận cho người nuôi, giúp giảm đánh bắt ngoài tự nhiên - vốn dễ dẫn đến cạn kiệt.

Không dừng lại ở đó, ông Tân còn nhân giống thành công cá linh, phục vụ nhu cầu của các chủ ao nuôi trước khi lũ về. Theo ông Tân, cá linh thuộc loài đẻ trứng bán trôi nổi (nửa nổi, nửa chìm) nên việc nhân giống thường vào buổi tối, phải sục ôxy liên tục lúc cá bố mẹ bắt cặp. Điều thú vị là khi tìm bạn tình và giao phối, chúng phát ra tiếng kêu.

"Qua nhiều năm trong nghề, tôi phát hiện chỉ có cá linh và cá mè vinh phát ra tiếng kêu. Nghe tiếng cá kêu, nhảy lách tách trên mặt nước xen lẫn tiếng nước chảy róc rách là tôi biết chúng đang giao phối. Vài giờ sau khi cá sinh, tôi rút hết nước trong bể, dùng vải mùng hứng trứng đã thụ tinh cho vào bể khác để nở ra cá bột. Số cá linh bố mẹ được tôi thả vào ao kèm một ít thức ăn để chúng lấy lại sức" - ông Tân cho biết.

"Anh cả" của sinh viên

Mỗi năm, ông Tân cung cấp hàng trăm triệu cá linh bột cho các hộ nuôi ở Đồng Tháp để nhân giống và cung cấp cá linh non ra thị trường. Ông có tình cảm đặc biệt với cá linh không chỉ vì loài thủy sản này là miền ký ức của nhiều người mà còn bởi chúng mang lại nhiều giá trị kinh tế, nông dân có thể khai thác.

nhân giống cá linh
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Tân nhân giống thành công nhiều loài cá đặc trưng ở ĐBSCL. Ảnh Tâm Minh

"Dân mình nên nuôi cá linh thay vì đánh bắt tận diệt. Có như vậy mới mong con cháu đời sau biết đến những loài cá đặc trưng của vùng miền. Nếu không, với đà khai thác bất chấp như lâu nay, có khi thế hệ sau chỉ biết cá linh, bống tượng, cá sặc… qua sách vở" - ông Tân băn khoăn.

Nhờ ông Tân hướng dẫn, nhiều hộ dân đã nuôi thành công cá linh. Sau một tháng, trên diện tích 10 ha đồng lúa có thể thu hoạch 1,5 tấn cá, với giá bán bình quân 130.000 đồng/kg có thể thu nhập 170 triệu đồng.

"Ngoài việc giúp con giống, ông Tân còn nhiệt tình hướng dẫn quy trình nuôi cá linh sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, gia đình tôi đã phát triển tốt mô hình nuôi cá linh" - Anh Lê Thanh Hải - TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp phấn khởi cho biết.

Mấy năm gần đây, ông Tân còn tham gia công tác giảng dạy. Hiện ông là Phó trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản - Trường ĐH Đồng Tháp. Không chỉ dạy qua sách vở, thạc sĩ Tân còn lập một khu sản xuất cá giống, gồm 50 bể nuôi cá linh, cá rô, cá trê, ốc bươu, bèo hoa dâu... để sinh viên quan sát, học tập.

Nhiều sinh viên tỏ ra rất thích thú với cách dạy thực tế của ông Tân. "Thầy Tân có phương pháp dạy rất dễ hiểu. Sinh viên thường xuyên được thầy dẫn đi thực tế nên nắm bắt được kiến thức rất nhanh. Thầy Tân như người anh cả trong gia đình, luôn dạy bảo sinh viên tận tình" - một sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp cảm kích.

Tâm huyết, tận tụy

Theo ông Phạm Văn Tâm - Trưởng Phòng Kỹ thuật, Huấn luyện, Chuyển giao công nghệ thuộc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Châu Thành - thạc sĩ Nguyễn Hữu Tân là người tâm huyết và tận tụy với nghề nuôi trồng thủy sản. Bất cứ ai muốn nuôi cá nhưng chưa đủ kinh nghiệm đều được ông chỉ dẫn tận tình và truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích. Việc làm của ông Tân không chỉ giúp bảo tồn các loài thủy sản đặc trưng mà còn tạo nên làn gió mới cho ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phương nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung.

Báo Người lao động
Đăng ngày 06/12/2021
Tâm Minh
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:02 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:02 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:02 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:02 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:02 06/11/2024
Some text some message..