Kỳ lạ bà lão hơn 50 năm lo bữa ăn cho “cụ” rùa

Sinh năm 1923, nay đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ngày nào cụ Quách Thị Gái cũng áo trắng, khăn đóng chỉn chu ra gần tháp Bút phục vụ bữa ăn cho các “cụ” rùa - một trong những biểu tượng của thủ đô hòa bình.

cho Cụ Rùa ăn
Cho các “cụ” rùa ăn

Thức ăn là bánh mì vụn mà bà cụ mua ở các lò bánh mì. “Món” thứ hai cho các “cụ” rùa là cơm thừa nhưng được bà phơi khô sạch sẽ ở nhà và cẩn thận cho vào bao nylon mang ra hồ Gươm. Cố gắng hết sức, bà lấy đà đẩy hết thức ăn ra xa bờ hồ. “Cụ” rùa với cái đầu bạc thếch lẳng lặng nhô mình ở phía xa, thỉnh thoảng lại chép miệng nhấm nháp thức ăn. Bắt đầu từ năm 1954 đến nay, chiều nào bà cũng ra đây.

Trong hơi thở hổn hển, bà kể về cuộc đời nhiều sóng gió đã qua. Bà Gái quê ở huyện Đông Anh, là con nhà nho giáo nhưng vì đông anh em nên năm 1940 bà phải lên Hà Nội ngồi bán bánh trước ga Hàng Cỏ. Cô thiếu nữ 17 tuổi sau đó lấy chồng giống y chang “cuộc tình” trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (của nhà văn Kim Lân).

Trong thời gian bán bánh, bà quen ông Nguyễn Văn Mẩu - nhân viên hỏa xa. Nhà ông Mẩu nghèo nên ông chậm vợ, 40 tuổi còn độc thân. Nhiều lần gặp nhau nhưng cụ Gái không bao giờ để ý đến người đàn ông lớn tuổi kia. Bất chợt một hôm ông đến mua nắm cơm rồi bảo: “Có thương tôi thì về làm vợ”. Thế là bà Gái dọn về nhà chồng nằm sâu trong ngõ Phất Lộc. Những năm sau đó, bà vẫn tiếp tục bán bánh và trở thành “pho sử” của đất Hà thành. Bà vẫn nhớ mãi nạn đói năm 1945. Đói đến nỗi người ta cướp bánh của bà, có người ăn bánh xong là... lăn đùng ra chết vì bội thực! Không lâu sau đó, cụ ông mãi mãi ra đi, bỏ mình bà ở lại. Bà vẫn bán bánh để kiếm sống mà người miền Bắc hay gọi là bán quà. Thời bao cấp, cuộc sống ở thủ đô còn khó khăn nên quán nhỏ của bà vắng khách lắm. Bà vẫn nhớ mãi những chuyến xe xích lô, xe buýt thô sơ trên hành trình di chuyển của bà.

Từ năm 1975 đến nay, bà tự nguyện “vác tù và hàng tổng”, đi kiếm bánh mì vụn, đem cơm phơi khô để cho các “cụ” rùa ăn. Bà Gái bảo rằng, bà phải lo cho các “cụ” ăn nghiêm chỉnh, kỹ lưỡng vì đụng thức ăn dơ bẩn, nhỡ “cụ” bị ốm đau thì sao? Có lần, một anh bảo vệ bờ hồ (cắm chốt ở phía đường Lê Thái Tổ, Báo Khánh) thấy bà Gái hành động là lạ. Anh tiến đến hỏi thức ăn cho “cụ” rùa có sạch không? Không ngần ngại, bà lấy bánh mì vụn bỏ vào miệng rồi nhai ngấu nghiến. Thấy thế anh bảo vệ ăn thử và gật gù khen ngon. Bà Gái tâm sự: “Tôi luôn vận động mọi người cho các “cụ” rùa ăn món ngon, chứ không được bỏ thức ăn dở xuống làm ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm”.

Nay ở cái tuổi 89, bà Gái đã mệt mỏi vì sức yếu. Viễn khách và người dân vui chơi xung quanh hồ ít chú ý đến bà nhưng chúng tôi thầm cảm phục một bà cụ đất Thăng Long ngàn xưa đã làm một công việc đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa mà ít ai làm được. Một mai này bà Gái không còn đảm đương được công việc này nữa thì sẽ buồn biết mấy!

CAO
Đăng ngày 06/10/2012
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:54 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 05:54 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 05:54 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 05:54 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 05:54 30/11/2024
Some text some message..