Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
Kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu mặt hàng thủy sane sang EU. Ảnh: citc.edu.vn

Để chuyển thanh tra có kết quả tốt, giữ vững thị trường xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản số 6362/BNN-CCPT ngày 27/8/2024 về triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU, trong đó yêu cầu:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố

- Rà soát đẩy mạnh việc đăng ký, cấp mã số theo quy định tại Luật Thủy sản; thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT; tuyên truyền, vận động và kiểm tra việc ký cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra cơ sở buôn bán thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, thức ăn bổ sung sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật.

- Nghiêm túc triển khai hoạt động điều tra, truy xuất nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục phòng ngừa tái diễn vi phạm đối với các trường hợp cơ sở nuôi thủy sản bị phát hiện mẫu vi phạm trong Chương trình giám sát dư lượng và lô hàng thủy sản xuất khẩu bị nước nhập khẩu cánh báo; xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm (nếu có) trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

2. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản nuôi xuất khẩu vào EU

- Rà soát, bảo đảm việc triển khai Chương trình, quản lý chất lượng theo HACCP đi vào thực chất hiệu quả ngăn ngừa mối nguy dư lượng hóa chất kháng sinh trong nguyên liệu; khắc phục triệt để các sai lỗi liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP đó đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu tại Chương trình chứng nhân thủy sản xuất khẩu vào EU theo Quyết định số 5523/QĐ-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Liên kết sâu, chặt chẽ, hỗ trợ giám sát người nuôi, vùng nuôi tuân thủ các quy định và sử dụng thuốc thú ý, sản phẩm xử lý, chỉ tạo môi trường, thức ăn bổ sung sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong quá trình nuôi thay vì chỉ lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên liệu, sản phẩm trước khi mua.

- Kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng và phối hợp trong công tác điều tra, truy xuất nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục với xử lý triệt để hành vi vi phạm khi phát hiện nguyên liệu của cơ sở vi phạm quy định pháp luật về hóa chất, kháng sinh.

3. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

- Chủ trị, phối hợp với Cục Thú y, Cục Thủy sản đôn đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiếp đón, làm việc với Đoàn thanh tra EU về dư lượng trong thủy sản nuôi (dự kiến từ 26/9 - 17/10/2024, bao gồm cả làm việc trực tuyến  và đánh giá trực tiếp tại Việt Nam).

- Chủ trị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị và thông báo yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cơ sở có sai lỗi khắc phục triệt để các sai lỗi đã được đoàn EU phát hiện, khuyến nghị (nếu có).

4. Cục Thú y

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm các quy định pháp luật; rà soát điều kiện kinh doanh, phát hiện xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng tại các cơ sở buôn bán thuốc thú y thủy sản.

- Phối hợp với các cơ quan của ngành Công thương, Công an để điều tra, có biện pháp xử lý triệt để các vi phạm trong sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, nguyên liệu, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, thức ăn bổ sung sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc mua bán công khai qua các trang thương mại điện tử.

5. Cục Thủy sản

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan địa phương. tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật đối với cơ sở nuôi thủy sản.

- Đẩy mạnh việc đăng ký, cấp mã số theo quy định; thẩm định, chứng nhân cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tuyên truyền, vận động và kiểm tra việc ký cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra việc ký cam kết theo phân công, phân cấp, đảm bảo xử lý triệt để tình trạng cơ sở nuôi không đáp ứng điều kiện nuôi trồng thủy sản, vi phạm quy định trong sử dụng thuốc thủy, đặc biệt sử dụng chất cấm.

- Nghiêm túc thực hiện công tác điều tra, truy xuất nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục. phòng ngừa tái diễn và xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm và lạm dụng hóa chất kháng sinh thuốc thủ y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, thức ăn bổ sung trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 02/10/2024
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:24 22/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 07:24 22/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:24 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 07:24 22/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 07:24 22/01/2025
Some text some message..