Kỹ sư viễn thông bỏ lương 18 triệu về quê nuôi cá kiểng

Đam mê nuôi cá kiểng từ thời trọ học đại học ở Sài Gòn, ra trường đi làm với mức lương 18 triệu đồng mỗi tháng, nhưng anh Lê Văn Huệ ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã bỏ việc về quê theo đuổi đam mê nuôi cá kiểng làm giàu.

Kỹ sư viễn thông bỏ lương 18 triệu về quê nuôi cá kiểng
Anh Lê Văn Huệ làm giàu thành công nhờ cách làm táo bạo, đột phá với nghề nuôi cá kiểng. Ảnh: KHÁNH VINH

Đến trang trại nuôi cá kiểng của anh Lê Văn Huệ ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng những ngày này mới thấy hết sự đam mê, tìm tòi của anh Huệ. Không chỉ có hệ thống bể kiếng được thiết kế gọn gàng, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước bằng van xả tự động, anh còn có cả hồ rộng để nuôi thả cá bột cùng hệ thống phun sương tự động để vừa cấp oxy cho nước vừa hấp thụ sắt, tạp chất trong nước…

Trước đây, anh Huệ chủ yếu dựa vào lực lượng nhân công tại chỗ để quản lý hồ cá kiểng, nhưng anh cho biết sắp tới sẽ tự làm “từ A đến Z” để được như ý.


Ngành nuôi cá cảnh giúp nhiều người dân làm giàu. Ảnh minh họa: Tepbac

Một sự tình cờ khác khi chúng tôi gặp thương lái Hồ Văn Huyên mua cá từ tận miền Trung. Anh này cho biết: “Chúng tôi mua cá kiểng của anh Huệ từ lâu rồi. Trại này theo tôi không chỉ thuộc loại lớn của Đông Nam bộ mà là của cả nước. Những năm gần đây, anh Huệ nhân giống thành công loại cá kiểng Ông tiên Ai Cập khiến nhiều người ngạc nhiên. Tôi phải đi từ miền Trung vào đây hy vọng mua được vài con và học cách nuôi cá kiểng của anh Huệ”.

Từ năm 1996, anh sinh viên Lê Văn Huệ, khi đó đang theo học ngành công nghệ thông tin tại TP.HCM, mua thử cặp cá kiểng về chơi trong thời gian trọ học. Sau này, khi về công tác tại Viễn thông Bình Dương, anh mày mò học hỏi thêm nhiều kỹ thuật nuôi cá kiểng và dồn hết thu nhập hàng tháng của mình vào việc mua cá. Thú vui nuôi cá kiểng ban đầu giờ trở thành nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là làm giàu khi anh Huệ quyết tâm lao vào việc kinh doanh cá sau đó.

Ban đầu vốn ít nhưng có đam mê, kinh nghiệm nên anh quyết định thuê ao, hồ của người khác ở xã An Tây, TX.Bến Cát để nuôi cá kiểng tứ vân, cánh buồm, hồng nhung… Cá kiểng sinh trưởng, phát triển mạnh và nhiều chủ vựa ở Hà Nội vào tận hồ nhà anh chờ lấy cá.

Có được số vốn kha khá, anh lại tính đến việc về Thanh Tuyền để mở trang trại nuôi cá kiểng. Khi khởi sự, anh chỉ nuôi vài giống cá thông thường, giá rẻ để cung cấp ra thị trường như beo, bông cúc, lam, bồ câu…; cá giá rẻ nên cũng dễ tiêu thụ.

Nhờ thu nhập khá ổn định trong vài năm liền, cơ sở nuôi cá kiểng rộng 1.200m2 của anh nhanh chóng bị quá tải. Anh Huệ đã phải dời đến một địa điểm khác rộng hơn tại ấp Bến Sắn, xã Thanh Tuyền. Rồi anh đã đưa ra quyết định khó khăn là nghỉ làm tại Viễn thông Bình Dương, với mức lương mơ ước nhiều người, khoảng 18 triệu đồng/ tháng, để sống trọn đam mê với cá kiểng.

Chỉ về phía hệ thống hồ kiếng cỡ lớn tiền tỷ, anh Huệ cười xòa: “Hồ này, tôi chỉ làm chơi để giới thiệu sản phẩm cá Ông tiên Ai Cập”. Nói ra mới biết anh là trong những người tiên phong trong cả nước có thể nuôi nhốt loại cá đắt tiền này. Ở những quốc gia khác, cá Ông tiên Ai Cập chỉ có trong tự nhiên và tỷ lệ sống sót trong môi trường nhân tạo khá thấp. Đã vậy, cá Ông tiên Ai Cập nổi tiếng rất… khó sinh sản, đặc biệt là khi được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo.

Mỗi năm cá Ông tiên Ai Cập chỉ đẻ một lần và cá phải nuôi 4 - 6 tháng mới phát dục, 3 năm tuổi mới sinh sản lần đầu. Chính vì thế, sau nhiều năm mày mò nghiên cứu tập tính và thuần cá này, giờ đây anh Huệ đang chủ động phân phối loài cá đắt tiền này khắp thế giới mang thương hiệu cá cảnh Việt Nam.

Nói đến chuyện xuất khẩu cá kiểng, anh Huệ tâm tình: “Nhiều cái không ai tưởng nổi nhưng sự thật là mình từng xuất khẩu cá sang Singapore, Đài Loan...và được thị trường ở đó ưa chuộng. Mình nghĩ nếu phát triển tốt, nghề nuôi cá kiểng của Việt Nam là một nghề rất hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Cũng theo anh Huệ, điều kiện thổ nhưỡng tại Bình Dương rất dễ nuôi cá kiểng xuất khẩu. Điều quan trọng là người nuôi phải kiên trì, đam mê và nhận được sự động viên, tiếp sức kịp thời từ ngành chức năng.

Việc anh Huệ táo bạo khởi nghiệp từ cá kiểng và dám dùng đất vườn nhiễm phèn để tạo dựng thương hiệu cá kiểng uy tín xuất khẩu quốc tế cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành chăn nuôi này nói chung và tiềm năng nông nghiệp của đất Thanh Tuyền nói riêng.

Báo Bình Dương
Đăng ngày 09/12/2018
Khánh Vinh
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:16 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:16 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:16 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:16 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:16 22/11/2024
Some text some message..