Kỹ thuật nuôi lươn bể bạt sử dụng nước ngầm

Bài viết hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trong bể bạt bằng con giống nhân tạo, sử dụng nước ngầm.

Kỹ thuật nuôi lươn bể bạt sử dụng nước ngầm
Ảnh: vnexpress
Thiết kế bể

Vị trí: Nơi yên tĩnh, ít người qua lại, có nguồn nước ngầm. Nguồn nước sử dụng không bị ô nhiễm bởi các loại chất công nông nghiệp và kim loại nặng, giao thông thuận tiện.

Diện tích: Diện tích cần thiết để bố trí trại nuôi lươn thương phẩm tối thiểu là 200m2. Trong đó, diện tích sàn (nền) đặt khung sắt, lót bạt làm bể nuôi tối thiểu 50m2 và có mái che. Phần diện tích còn lại thiết kế đặt bể lọc nước, bể chứa lắng và bể xử lý nước thải.

Vật liệu làm bể: Sắt hộp vuông 25mm x 25mmm, bạt nhựa màu (đen hoặc vàng), ống nhựa phi 90, co phi 90 và ống nhựa phi 114

Vật liệu sử dụng thường xuyên:

            Sợi dây ni long làm giá thể có chiều ngang 1cm

            Lưới, vợt, học phân cỡ lươn giống

            Máy bơm, bể nhựa 1m3, đá mi, đá 4 x6, cát mịn, đá nâng pH.

            Ống nhựa, van cấp nước phi 27…

Thiết kế bể bạt nuôi:

            Trên phần diện tích 50m2, thiết kế 2 dảy khung sắt, mỗi dãy 6 ô, mỗi ô có kích thước: chiều dài 2.7m x chiều rộng 1m, chiều cao 0,4m. Mỗi khung sắt sau khi thiết kế đặt trên mặt nền sàn bằng phẳng, độ dốc 7độ, hướng ra phía ngoài. 

            Với mỗi dãy khung sắt, đo kích thước chiều rộng và chiều cao của 6 ô khung sắt. Sử dụng bạt nhựa khổ 4m, cắt bạt nhựa lót vào theo đúng kích thước khung. Sau khi lót bạt mỗi khung sắt trở thành một bể có diện tích đáy là 2.7m2, có thể tích 1,1m3. Mỗi bể đặt một co vuông 90mm, một đầu co đặt bằng mặt bạt đáy để gắn ống giữ nước và thay nước (khi đặt co dùng keo dán kỹ phần bạt đáy xung quanh vành co), đầu còn lại nối với một ống phi 90 để làm ống thoát.

            Dây nhựa (dây buộc chuyên dùng có chiều rộng 1cm) bó thành bó, mỗi bó 2kg.

            Ống, van cấp nước bố trí chạy dọc theo thành bể để tiện thao tác.

Thiết kế bể lọc: Sử dụng bể nhựa 1m3 xếp vật liệu thứ tự từ phía dưới lên (đá 4x6: 10cm; đá mi: 10cm; đá nâng pH: 20cm; cát mịn: 10cm) Chú ý giữa các lớp nên lót một tấm lưới ngăn cách để tiện khi vệ sinh.

Thiết kế bể lắng: Bế lắng có kích thước dài 10m, rộng 5, cao 1m. Lót bạt nhựa cả đáy và thành bể. Có thể làm bể nỗi hoặc bể chìm (bể chìm thì phải sử dụng bơm, bể nỗi thì có thể tự chảy mỗi khi thay hoặc cấp nước cho bể nuôi).

Thiết kế bể xử lý nước thải: Với 12 bể nuôi như thiết kế trên thì bể xử lý nước thải có diện tích tương đương bể lắng, nhưng thiết kế bể chìm, không cần lót bạt đáy.

II Kỹ thuật nuôi

Nguồn nước: Nước sử dụng để nuôi lươn được bơm từ giếng khoan vào bể lọc, chảy vào bể lắng. Để lắng, kiểm tra độ pH thích hợp trong khoảng từ 6,8-7,5. (Chú ý nếu pH <5 thì phải thiết kế hai bể lọc, hoặc nâng chiều cao đá nâng pH lên gấp đôi). Sau đó chuyển vào bể nuôi. Mực nước trong bể nuôi: 7 – 15 cm. Mỗi bể 2.7m2, treo 2kg dây nilong làm giá thể để làm nơi trú ẩn cho lươn.

Chọn và thả giống:

Chọn giống: Mua con giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất có uy tín và được nhiều người tín nhiệm. Lươn biết ăn thức ăn công nghiệp, có màu vàng sẫm, không bị sây sát, không dị hình, khỏe mạnh, đồng cỡ. Kích thước lươn giống phù hợp thả nuôi là 400 – 500 con/kg.

Mật độ nuôi: Mỗi bể có diện tích 2.7m2, lươn có kích cỡ 500con/kg thả với mật độ thả tốt nhất là 3000con/bể. Lươn có kích cỡ 200con/kg thả 2000con/bể. Lươn giống khi mua từ các trại sản xuất, trước khi thả nuôi cần tắm lươn qua bằng nước muối 2– 3% trong 10 – 15 phút để sát trùng và loại bỏ những con yếu.

Quản lý và chăm sóc:

Thức ăn: Sử dụng cám viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao (>40%), không ôi thiu, ẩm móc, kích thước viên thức ăn theo giai đoạn tăng trưởng của lươn, kết hợp thêm trùn quế làm thức ăn cho lươn trong suốt thời kỳ nuôi.

Lươn có kích cỡ 100-500con/kg, khẩu phần ăn khoảng 0,15-0,2% trọng lượng thân. Sử dụng thức ăn viên và trùn quế theo tỷ lệ 7:3.

Lươn có kích thước 10-100con/kg, khẩu phần ăn 0,5% trọng lượng thân. Sử dụng thức ăn viên và trùn quế theo tỷ lệ 8:2.

Trùn quế trộn với cám viên, ủ khoảng 15phút, đem rải đều lên bề mặt sợi nilong nơi lươn trú ẩn. Mỗi ngày cho lươn ăn 1 – 2 lần, tùy theo thời tiết, vào buổi sáng và buổi chiều. Lươn chỉ tham gia bắt mồi chủ động trong thời gian từ 10-15 phút. Sau thời gian này lươn không không còn bắt mồi nữa. Dựa vào đặc điểm bắt mồi của lươn mà chúng ta điều chỉnh thức ăn cho hợp lý.

Thay nước: Hàng ngày thay nước mới 100% sau mỗi lần cho lươn ăn. Việc thay nước được tiên hành ngay sau khi lươn ngừng ăn 1 giờ. Sử dụng vòi xịt loại bỏ tất cả các chất cặn bã bám trên mặt bể, tường bể và sợi nilong, sau đó cấp nước mới vào, độ sâu nước bể khoảng 7-10cm nếu lươn còn nhỏ, khi lươn lớn mức nước cao 10-15cm. Giữ yên tích sợi nilong nơi lươn trú ẩn.

Những ngày nắng nhiệt độ cao nên cho lươn ăn 2 lần, khi trời âm u, mưa, lạnh chỉ nên cho lươn ăn một lần.

Định kỳ 7 ngày trộn thêm vitamin C và các loại khoáng vào thức ăn để tăng đề kháng và kích thích tính bắt mồi của lươn.

Phát hiện và phòng trị lươn bệnh: Khi rãi thức ăn nếu thấy hiện tượng lươn bắt mồi kém, âm thanh bắt mồi của lươn rời rạc. Lươn bò rãi rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong sợi nilong. Các đặc điểm này đồng thời xuất hiện là dấu hiệu cho biết lươn nuôi có triệu chứng bệnh. Khi phát hiện lươn bệnh thì phải ngừng cho ăn, thay nước mới, sử dụng thuốc tắm cho lươn như nước muối có hàm lượng 3-5%, Formol nồng độ 3-5‰. Hoặc dùng Tetracyline trộn với thức ăn hàm lượng 5-7g/kg thức ăn cho ăn liên tục trong 3 ngày hoặc có thể hòa tan với nước tạt đều lên mặt bể với liều lượng 5-10g/m3 ngâm lươn trong 30 phút rồi thay nước mới.

Bạn đọc quan tâm để được tư vấn miễn phí xin gọi qua số ĐT: Trọng–Phát 0933589859-0918001701

TTKN Hà Nội
Đăng ngày 12/02/2019
Trọng Hoàng
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 05:18 07/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 05:18 07/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 05:18 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 05:18 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 05:18 07/10/2024
Some text some message..