Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất

Quy trình nuôi tôm an toàn được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Ương (dèo) trong bể/ao từ PL10 lên PL30 – 35; Giai đoạn 2: Nuôi trong ao từ PL30 - 35 đến khi thu hoạch.

Nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn. Ảnh: Tép Bạc
Nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn. Ảnh: Tép Bạc

Giai đoạn 1

Chuẩn bị bể/ao ương

Tính cho 100.000 tôm PL10 - 12

- Bể/ao ương được làm bằng composite hoặc lót bạt. Thể tích từ 3 - 5 m3; bể ao dọn rửa sạch sẽ, phơi khô 5 - 10 ngày, có hệ thống mái che để tránh nắng và mưa.

- Chuẩn bị thêm 1 bể chứa nước với thể tích bằng bể ương để thay nước hàng ngày.

- Nguồn nước trước khi cấp vào được lọc sạch qua hệ thống bể lọc thô và tinh. Mức nước được cấp vào bể/ao cao từ 1 - 1,2 m; độ mặn từ 10 - 15‰ tùy thuộc vào độ mặn của tôm post khi vận chuyển; pH từ 7 - 8; độ kiềm từ 120 - 160 mg/l.

- Nguồn cung cấp ô - xy: Sử dụng máy thổi khí công suất 1 HP, số lượng đá bọt từ 8 - 10 quả/ao (bể).

- Sau khi lấy nước đủ vào bể/ao thì xử lý nước bằng chế phẩm sinh học Biowish AquaFarm.

+ Bước 1: Hòa tan Biowish AquaFarm với nước sạch trong xô (với liều lượng 0,2 g/m3 nước trong bể/ao), sau đó để 20 phút có sục khí cho sản phẩm được kích hoạt.

+ Bước 2: Phun (hoặc té) đều hỗn hợp đã pha Biowish AquaFarm lên bề mặt bể/ao (Mở máy thổi khí để Biowish AquaFarm phân bố đều khắp bể/ao).

+ Ngày hôm sau tiếp tục bổ sung Biowish Aquafarm, liều lượng và các bước như trên. Sau đó có thể thả tôm giống.

Ao nuôi tômAo nuôi tôm cần trang bị đầy đủ thiết bị.

Chăm sóc quản lý

- Hằng ngày, kiểm tra môi trường 2 lần để duy trì các yếu tố môi trường luôn ổn định.

- Cho tôm ăn 8 lần/ngày. Sử dụng thức ăn công nghiệp và artemia (cho ăn xen kẽ nếu có điều kiện hoặc ít nhất phải cho ăn 2 bữa artemia/ngày). Lượng cho ăn 5 g/lần, thức ăn và artemia được hòa với nước, rải đều khắp bể/ao.

- Hằng ngày tiến hành xiphông thay 30% nước cho bể/ao. Sau mỗi lần thay nước bổ sung chế phẩm Biowish như sau:

+ Bước 1: Hòa tan Biowish AquaFarm và Biowish 3PS với nước sạch trong xô, sau đó để 20 phút có sục khí cho sản phẩm được kích hoạt (liều lượng AF: 0,2 - 0,3 g/m3 + 3PS: 0,2 g/m3 nước trong bể/ao).

+ Bước 2: Phun (hoặc té) đều hỗn hợp đã pha BioWish lên bề mặt bể/ao, đảm bảo Biowish phân tán đều khắp.

+ Sử dụng liên tục trong suốt thời gian dèo giống.

Ngoài ra để tôm khỏe mạnh chất lượng tốt, cần bổ sung vitamin C, B1 và một số loại khoáng vi lượng.

Sau 20 - 25 ngày ương/dèo, tùy theo nhu cầu và điều kiện môi trường ao nuôi sẽ chuyển tôm ra ao nuôi.

Giai đoạn 2

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi được lót bạt xung quanh bờ, phơi khô và rải vôi với liều lượng 120 kg/ao. Ao có diện tích từ 1.000 – 2.000 m2. Mỗi ao bố trí 2 dàn quạt 10 - 12 cánh/1.000 m2.

Nước lấy vào ao phải lọc qua túi lọc để loại bỏ trứng, tôm cá con và địch hại. Đảm bảo các chỉ số môi trường nước như:  độ trong 20 – 25 cm; pH 7,6 - 8,2; độ kiềm 120 - 160 mg/l; độ mặn: 15 - 20‰.

Sau khi cấp đủ nước vào ao từ 1,3 - 1,5 m, xử lý nước bằng chế phẩm sinh bọc Biowish Aquafarm như sau:

+ Bước 1: Hòa tan 20 gam Biowish AquaFarm với 10 lít nước sạch, sau đó để trong 20 phút cho sản phẩm được kích hoạt (liều lượng 20g/1.000 m3 nước ao);

+ Bước 2: Phun (hoặc rải) đều hỗn hợp đã pha lên mặt ao. Mở máy quạt nước trong vài giờ để Biowish AquaFarm phân bố đều khắp ao.

+ Sau 3 - 4 ngày tiếp tục bổ sung chế phẩm sinh bọc Biowish Aquafarm với liều lượng 20 g/1.000 m3 nước (theo các bước trên). Sau 1 ngày có thể tiến hành thả giống.

Thả giống

- Tôm giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, tôm giống được dèo trong bể/ao đạt cỡ PL30 - 35 mới tiến hành thả nuôi. Điều chỉnh các yếu tố môi trường của ao nuôi tương đồng với bể dèo tôm giống. Thả giống vào buổi sáng thời tiết mát mẻ (tránh trời mưa).

- Tùy theo điều kiện ao nuôi và kỹ thuật có thể thả nuôi mật độ từ 50 - 100 con/m2.

Thả giốngThả giống bảo đảm tôm chất lượng. 

Chăm sóc quản lý

- Theo dõi và kiểm tra môi trường 2 lần/ngày. Trong khoảng 1 tháng đầu thường các yếu tố môi trường tương đối ổn định: độ trong 20 - 25 cm; pH 7,6 - 8,2; độ kiềm từ 120 - 180 mg/l.

- Cho tôm ăn ngày cho ăn 3 lần. Thức ăn được trộn với chế phẩm sinh học Biowish 3PS với liều lượng 0,3 g/kg thức ăn như sau:

Liều dùng Biowish 3PS (gam)
Thức ăn (kg)
Dầu ăn
30001.0004 lít
602001 lít
1550200 ml


+ Bước 1: Cho dầu ăn và Biowish MultiBio 3PS vào máy xay sinh tố để đánh tan, sau đó để 20 phút cho sản phẩm kích hoạt.

+ Bước 2: Phun đều hỗn hợp đã hòa tan lên thức ăn và đảo đều.

+ Bước 3: Đợi thức ăn đủ khô rồi cho tôm ăn.

Lưu ý: Thức ăn sau khi đã trộn Biowish MultiBio 3PS chỉ sử dụng trong 24 giờ.

Để tôm khỏe mạnh sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng, hằng ngày cần bổ sung vitamin C, B1 và một số loại khoáng vi lượng.

Trong suốt thời gian nuôi, định kỳ 5 - 7 ngày xử lý nước 1 lần bằng chế phẩm sinh học Biowish Aquafarm lần với liều lượng 20 g/1.000 m3 nước (tương tự hướng dẫn ở trên). Sau 1 tháng nuôi thức ăn và chất thải dư thừa tăng cao, cần tăng liều lượng Biowish Aquafarm lên 25 - 30 g/1.000 m3 nước.

*  Kết quả: Tôm thẻ chân trắng nuôi 75 ngày đạt được kết quả như sau:

- Tỷ lệ sống: Đạt trên 80%

- Kích cỡ đạt: 50 - 60 con/kg.

- Tôm khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, gan tụy đậm nét, đường ruột to và đầy.

- Hệ số thức ăn: Khoảng 1,06.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Đăng ngày 22/11/2022
Đặng Xuân Trường
Kỹ thuật

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 03:28 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 03:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:28 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 03:28 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:28 17/04/2024