Vai trò xi phông đáy ao trong nuôi tôm công nghệ cao

Xi phông đáy ao là biện pháp không thể thiếu để cải thiện chất lượng nước ao nuôi, đặc biệt là trong các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, được ứng dụng ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL hiện nay.

xi phông đáy ao
Xi phông đáy ao: Thao tác cực quan trọng trong nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh: Tepbac

Xi phông đáy ao là gì?

Xi phông còn gọi là xifong, có tên tiếng Anh là Siphon, dùng để chỉ các thiết bị lưu thông chất lỏng. Các thiết bị xi phông có thể được làm từ nhựa, sắt, thép, inox hoặc có thể là kính. 

Xi phông là hành động làm sạch đáy ao bằng cách hút những chất thải, vỏ tôm, thức ăn thừa,... ra khỏi ao nuôi với tần suất từ 2-3 lần/ngày là giải pháp hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả nuôi trồng cho người nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghệ cao.

Lợi ích của xi phông đáy ao

Xử lý triệt để chất thải trong ao

thức ăn thừa
Thức ăn dư thừa cũng là nguyên nhân hình thành chất thải trong ao tôm. Ảnh minh họa

Đáy ao là nơi quy tụ tất cả các chất thải như phân tôm, vỏ tôm từ quá trình lột xác, thức ăn thừa, xác sinh vật - vi sinh vật, tảo,... chúng là nguyên nhân sinh ra khí độc NH3, NO2,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe con tôm. Để giải quyết vấn đề này, bà con thường đánh vi sinh để giảm hàm lượng khí độc trong ao. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giải quyết phần ngọn, phần gốc chưa được giải quyết triệt để.

Xi phông không chỉ là phương pháp “phòng bệnh”, hơn nữa còn hỗ trợ “trị bệnh”. Việc thường xuyên xi phông sẽ giúp cho nước ao luôn sạch, xử lý triệt để các chất thải, để khí độc không còn là nỗi lo cho người nuôi. 

Tôm mau lớn, ít dịch bệnh

Tại sao các ao nuôi tôm công nghệ cao bắt buộc phải có hệ thống xi phông đáy ao? Khi nuôi ở mật độ dày với 150-300 con/m2, nếu có 1 con tôm nhiễm bệnh, khả năng cả ao cùng nhiễm bệnh là rất cao. Để giảm tỷ lệ dịch bệnh trên tôm, điều kiện tiên quyết là nước nuôi phải sạch. 

Ý nghĩa của việc xi phông chính là cung cấp môi trường nước nuôi tốt nhất để tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Tiết kiệm chi phí nuôi

Với hố xi phông, thao tác hút bùn đáy ao cũng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần vặn van, áp lực nước sẽ đẩy các chất thải dưới đáy ao cùng tôm yếu ra bể chất thải mà không cần sử dụng mô-tơ bơm ly tâm để hút chất thải ra ngoài. 

Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống xi phông có thể cao. Bù lại phương pháp này hoàn toàn sử dụng lâu dài và đem lại sự tiện lợi cho việc hút bùn đáy, giảm được chi phí vi sinh, trị bệnh cho tôm cũng như giảm hẳn rủi ro dịch bệnh.

hố xi phông
Hố xi phông. Ảnh: Tepbac

3 loại xi phông đáy ao chính

Hiện nay có rất nhiều cách để xi phông đáy ao với nhiều nguyên lý hoạt động khác nhau:

1. Xi phông bằng máy bơm

Với phương pháp này, cần sử dụng 2 ống nước lắp theo hình chữ T đục lỗ nhỏ trên thân và đặt xuống ao. Đấu phần cuối chữ T vào đầu hút nước của bơm ly tâm. Khi xi phông, bùn và chất thải sẽ theo đầu chữ T thoát ra bên ngoài theo ống nước của máy bơm. 

Hình thức này phù hợp với các ao nuôi không xây hố xi phông, có diện tích trên 2500m2 và đáy ao không bằng phẳng. 

2. Xi phông bằng máy hút bùn đặt trên bờ

Tương tự với nguyên lý bơm ly tâm của cách trên, sử dụng máy hút bùn đặt trên bờ chỉ áp dụng được ở những ao có hố gom chất thải, có thể dùng cho ao đất lót bạt đáy hoặc lót bạt hố xi phông. 

Trên bờ sẽ đặt một mô-tơ khoảng 2-3 HP và lắp một ống PVC nối từ mô-tơ đến giữa ao để hút chất thải. Người nuôi dùng bè hoặc phao ngồi để di chuyển đầu xi phông đến vị trí có chứa nhiều bùn đất, chất thải. Trong trường hợp xi phông thường xuyên có thể lội xuống đứng dưới để dễ dàng kiểm tra mức độ sạch hay bẩn của đáy ao.

3. Xi phông bằng van tự động

Đây là hình thức xi phông đang được ưa chuộng nhất hiện nay vì hệ thống xi phông được đặt ngầm dưới ao và không mất nhiều thao tác. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý cực đơn giản. Bể thải được đặt thấp hơn ao có thiết kế hố xi phông, khi mở van, chất thải từ ao sẽ tự động chảy qua bể thải nhờ áp lực nước mà không cần dùng động cơ bơm ly tâm. 

Tùy vào mô hình ao nuôi mà bà con có thể áp dụng 1 trong 3 cách hút bùn đáy ao đã kể trên. Không thể phủ nhận xi phông đáy ao là điều kiện bắt buộc cho một mô hình nuôi tôm công nghệ cao hoạt động như ý muốn. Xi phông thường xuyên 2-3 lần/ngày để đảm bảo môi trường nước, giúp tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, người nuôi giảm gánh nặng nuôi trồng. 

Đăng ngày 27/05/2022
Gia Mẫn @gia-man
Nuôi trồng

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 05:23 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 05:23 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 05:23 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 05:23 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 05:23 29/03/2024