Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng

Bài viết giới thiệu: Kỹ thuật trông cầy nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng ở rừng ngập mặn và trên vùng đất cát ven biển.

Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng
Nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng.

I. Kỹ thuật trông cầy nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản kết hợp trong rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển và rừng sản xuất là rừng ngập mặn

1. Khu vực sản xuất kết hợp

-   Thực hiện trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ trên các bờ bao hoặc phần đất trống không có rừng.

- Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, trong kênh, rạch giữa các đai rừng.

2. Các yêu cầu đối với trồng cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ kết hợp

a)  Loài cây trồng: Trồng các loài cây ăn quá, cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, dược liệu hoặc rau, màu tùy điều kiện cụ thể của địa phương.

b)  Phương thức trồng: Theo các tiêu chí VietGAP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c)   Biện pháp kỹ thuật trồng các loài cây cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật riêng đối với từng loài cây do cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Các yêu cầu đối với nuôi trồng thủy sản kết hợp

a)  Con giống: Sử dụng giống tự nhiên có sẵn trong nguồn nước ở vùng nuôi, bổ sung nguồn giống sinh sản nhân tạo nhưng phải là loài bản địa, được kiểm soát chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc và qua kiểm dịch.

Một số loài nuôi thích hợp như: cá, tôm, nhuyễn thể, rong biển,...

b)   Thời gian thả nuôi: Có thể thả nuôi quanh năm theo lịch thời vụ của cơ quan chuyên môn và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và đặc tính sinh học của loài nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu.

c)    Chăm sóc: Chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên; thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong khu vực nuôi.

d)   Phòng và trị bệnh: Sử dụng biện pháp phòng bệnh là chính, kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn các mầm bệnh từ bên ngoài, phát hiện và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra trong khu vực nuôi. Nên lấy nước vào ao nuôi lúc đỉnh triều để giảm thiểu bệnh.

đ) Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch sản phẩm bằng hình thức thu tỉa nhiều lần hay thu hoạch toàn bộ một lần trong năm tùy thuộc điều kiện thực tế của chủ nuôi. Không sử dụng các chất kháng sinh, hóa chất, tạp chất,... trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

e)   Biện pháp kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, bảo quản đối với từng loài thủy sản cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành.

II. Kỹ thuật trồng cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản kết hợp trong khu vực rừng phòng hộ chắn gió, cát bay và rừng sản xuất trên vùng đất cát ven biển

1. Khu vực sản xuất kết hợp

-   Trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ với mật độ thích hợp sau các dải rừng với khoảng cách bằng hai lần chiều cao của đai rừng trưởng thành trở lên và trồng trong các ô vuông bàn cờ.

-   Nuôi trồng thủy sản kết hợp ở khu vực phía sau dải rừng phòng hộ, nơi có nguồn nước và chất lượng nước ổn định, thích hợp nuôi trồng thủy sản.

2. Các yêu cầu đối với trồng cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ kết hợp

a)   Loài cây trồng: Trồng các loài cây ăn quả, cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, dược liệu hoặc rau, màu tùy theo điều kiện cụ thể.

b)   Phương thức trồng: Theo các tiêu chí VietGAP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c)    Biện pháp kỹ thuật trồng các loài cây cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật riêng đối với từng loài cây do cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Các yêu cầu đối với nuôi trồng thủy sản kết hợp

a) Thiết kế ao nuôi

-   Hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật, có diện tích 1.500 - 5.000 m2 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nền đáy bằng phẳng, được nén chặt và được lót bằng vật liệu chống thấm.

-   Độ sâu tốt nhất từ 1,8 - 2,5 mét hoặc tối thiểu phải chứa được 1,2 mét nước.

-   Bờ ao: Phải luôn cao hơn mực nước trong ao ít nhất 0,5mét. Tốt nhất nên phủ bạt nylon chống thấm. Mỗi bờ ao nên đầu tư làm tường rào có thể bằng Fibro xi măng hoặc lưới dày nhằm ngăn các con vật gây hại (cua, còng, chuột, ếch, nhái), chắn cát, chắn gió, hạn chế dịch bệnh và ngăn chặn các yếu tố gây hại khác.

-   Hệ thống cấp thoát nước: Mỗi ao đều có cống cấp và thoát nước riêng biệt, khẩu độ cống tùy vào thể tích nước của ao, sao cho có thể cấp đủ nước theo yêu cầu trong vòng 4-6 giờ hoặc có thể tháo cạn nước trong ao trước khi thủy triều lên. Ngoài ra, cần trang bị thêm máy sục khí.

b)  Con giống: Sử dụng giống tự nhiên có sẵn trong nguồn nước ở vùng nuôi, bổ sung nguồn giống sinh sản nhân tạo được kiểm soát chất lượng, xuất xứ nguồn gốc và qua kiểm dịch.

Một số loài nuôi thích hợp như: cá, tôm,....

c)   Thời gian thả nuôi: Có thể thả nuôi quanh năm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và đặc tính sinh học của loài nuôi.

d)   Chăm sóc: Sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên và bổ sung nguồn thức ăn công nghiệp. Thường xuyên kiểm tra chất lượng; nước trong khu vực nuôi. Không sử dụng thức ăn, hóa chất, kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản.

đ) Phòng và trị bệnh: Biện pháp phòng bệnh là chính bằng cách kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời khi có bệnh xảy ra trong khu vực nuôi.

e)   Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch sản phẩm bằng hình thức thu tỉa nhiều lần hay thu hoạch toàn bộ một lần trong năm tùy thuộc điều kiện thực tế của chủ nuôi. Không sử dụng các chất kháng sinh, hóa chất, tạp chất,... trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

g) Biện pháp kỹ thuật nuôi trồng, bảo quản đối với từng loài thủy sản cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành.

BBT TTKNQG
Đăng ngày 03/03/2018
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 09:15 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 09:15 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 09:15 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:15 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:15 24/04/2024