Theo Rahman et al. (2014), nhu cầu tiêu thụ cao dẫn đến việc khai thác quá mức cầu gai ở Nhật, Pháp, Chile, Bắc Mỹ, các khu vực ven biển Canada và bờ Tây Bắc Mỹ từ California tới British Colombia để đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, khai thác cầu gai tự nhiên không còn mang tính ổn định và có chiều hướng sụt giảm không thể phục hồi được; và hệ quả là sản lượng khai thác không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nữa.
Để chủ động trong việc cung ứng cầu gai cho thị trường, việc nuôi cầu gai đã được nghiên cứu ở các nước phát triển cách đây 15-20 năm, và đã đạt được những thành công nhất định. Vấn đề khó khăn hiện nay trong quá trình nuôi cầu gai là việc quản lí các vấn đề về kỹ thuật nuôi, bảo tồn và khía cạnh tài chính hơn là các vấn đề sinh học và sinh thái. Trên thế giới, cầu gai đã và đang được nuôi rất phổ biến ở nhiều nước và góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của các nước như Mỹ, Nhật, Úc và Philippine (FAO, 2010).
Ở Việt Nam, cầu gai đen thường phân bố ở vùng ven biển miền Trung, Vịnh Bắc Bộ, Trường Sa, Côn Đảo và vùng biển phía Tây Nam Việt Nam (Latypov and Salin, 2011; Hứa Thái Nhân và ctv., 2019). Cầu gai đã được biết đến như là nguồn thực phẩm dinh dưỡng và tiêu thụ khá phổ biển ở nhiều vùng biển, đặc biệt là vùng biển Kiên Giang. Giá cầu gai rất cao dao động từ 50 – 70 nghìn đồng/con tại các nhà hàng. Những năm gần đây, khai thác cầu gai tự nhiên không còn mang tính ổn định và có chiều hướng sụt giảm không thể phục hồi được; và hệ quả là sản lượng khai thác không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nữa.
Vì vậy, việc duy trì quản lí loài cầu gai đen để cải thiện nguồn lợi giúp cân bằng hệ sinh thái biển là đặc biệt cần thiết. Do đó, nghiên cứu của Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tìm ra loại thức ăn thích hợp cho quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục và phương pháp kích thích sinh sản phù hợp phục vụ cho quy trình sản xuất giống của cầu gai đen.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: Cầu gai trưởng thành (đường kính vỏ 4,07±0,24 cm) bố trí trong hệ thống tuần hoàn với mật độ 12 con/bể, độ măn được duy trì ở 30 ‰. Thời gian thí nghiệm là 90 ngày.
- Nghiệm thức 1: NT 1: Cho ăn 100% rong câu chỉ vàng Gracilaria sp.
- Nghiệm thức 2: NT 2: Cho ăn 100% thức ăn chế biến
- Nghiệm thức 3: NT 3: Cho ăn kết hợp rong và thức ăn chế biến
Ở NT 1, cầu gai được cho ăn rong theo nhu cầu. Ở NT3, rong và thức ăn chế biến được cho ăn xen kẽ mỗi ngày theo nhu cầu.
Sự thành thục của cầu gai được xác định vào các ngày nuôi thứ 60 và 90 bằng cách thu mẫu ngẫu nhiên 3 con ở mỗi nghiệm thức (1 con/bể).
Môi trường nước. Khoảng 30% lượng nước trong mỗi hệ thống tuần hoàn được thay mỗi tuần nhằm để duy trì các hàm lượng khoáng tự nhiên cần thiết trong nước.
Phương pháp kích thích sinh sản
Phương pháp 1: Tiêm dung dịch muối potassium cloride (KCl)
Phương pháp 2: Sốc nhiệt.
Phương pháp 3: Sử dụng đèn UV.
Phương pháp 4: Sử dụng hóa chất hydrogen peroxide (oxy già, H2O2)
Kết quả
Sau 90 ngày nuôi tỷ lệ sống cầu gai đạt >50% ở tất cả các nghiệm thức.
Cầu gai đen hoàn toàn có thể thành thục khi nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn ở độ mặn 30‰ bằng thức ăn chế biến và thức ăn chế biến có kết hợp với rong Gracilaria sp.
Kích thích sinh sản cầu gai bằng cách tiêm dung dịch KCl (0,5M) cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sinh sản 63,43% và tỷ lệ thụ tinh đạt 85,5% và tỷ lệ nở của ấu trùng đạt 85,6%.
Quá trình phát triển phôi đến khi nở của cầu gai đen dao động từ 27- 30 h sau khi thụ tinh (ở nhiệt độ 27,5-29,0oC). Quá trình biến thái chuyển giai đoạn của ấu trùng cầu gai đen sau khi nở đến giai đoạn trước khi xuống đáy là khoảng 25 ngày.
Chỉ số thành thục sinh dục GSI đạt cao nhất (7,08 ±2,95%) ở nghiệm thức cho ăn kết hợp thức ăn chế biến và rong và không khác biệt so với nghiệm thức cho ăn 100% thức ăn chế biến. Tỷ lệ cầu gai đạt các giai đoạn thành thục III và IV chủ yếu ở NT2 và NT3.
Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy tỷ lệ sinh sản bằng phương pháp tiêm KCl cho tỉ lệ cao hơn so với phương pháp sốc nhiệt. Không có cầu gai sinh sản ở 2 phương pháp dùng đèn UV và phương pháp dùng H2O2.
Qua nghiên cứu cho thấy cầu gai đen hoàn toàn có thể thành thục khi nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn ở độ mặn 30‰ bằng thức ăn chế biến và thức ăn chế biến có kết hợp với rong Gracilaria sp. Kích thích sinh sản cầu gai bằng cách tiêm dung dịch KCl (0,5M) cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sinh sản 63,43% và tỷ lệ thụ tinh đạt 85,5% và tỷ lệ nở của ấu trùng đạt 85,6%. Quá trình phát triển phôi đến khi nở của cầu gai đen dao động từ 27- 30 h sau khi thụ tinh (ở nhiệt độ 27,5-29,0oC). Quá trình biến thái chuyển giai đoạn của ấu trùng cầu gai đen sau khi nở đến giai đoạn trước khi xuống đáy là khoảng 25 ngày.
Kết quả từ nghiên cứu nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học phục vụ nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất giống của cầu gai đen.
Theo Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như và Nguyễn Thị Ngọc Anh
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ