Kỳ vọng cá tra giống

Mặc dù giá cá tra nguyên liệu xuống thấp trong thời gian qua nhưng theo đánh giá chung, nhu cầu tiêu thụ cá tra trong nước và trên thế giới vẫn cao trong thời gian tới. Vấn đề là cần quy hoạch lại vùng nuôi, xúc tiến thị trường và đẩy mạnh triển khai “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL” nhằm cung ứng nguồn cá tra giống chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất.

Kỳ vọng cá tra giống
Cơ sở sản xuất cá tra giống của Công ty Cổ phần Nam Việt

Số lượng tăng

Trong bối cảnh ngành sản xuất cá tra đang gặp khó khăn chung nhưng sản xuất cá giống trên địa bàn An Giang vẫn tăng khá. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), toàn tỉnh hiện có Trung tâm Giống thủy sản An Giang và 10 cơ sở tham gia sản xuất cá tra bột, với tổng đàn cá tra bố mẹ là 44.800 con, đàn cá bố mẹ hậu bị 18.000 con, khả năng cung ứng được khoảng 6,8 - 10 tỷ bột/năm, cung cấp cho nhu cầu ương cá tra giống của hộ nuôi trong tỉnh và các tỉnh ĐBSCL.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 896 hộ ương cá tra giống, diện tích sản xuất 667ha (tăng 17% so với cùng kỳ 2018). 7 tháng của năm 2019, số lượng cá tra giống sản xuất khoảng 1,2 tỷ con (tăng 11,8% so cùng kỳ).

Khi giá cá nguyên liệu giảm thấp cũng kéo giá cá tra bột và cá giống giảm theo. Trong tuần đầu tháng 8, giá cá giống có dấu hiệu tăng nhẹ từ 500 - 1.000 đồng/kg so tháng 7, lên mức 21.000 - 22.000 đồng/kg (cá giống loại 25 - 30 con/kg). Tuy nhiên, với mức giá này, người ương nuôi giống vẫn chưa có lãi.

Dự báo thời gian tới, khi vượt qua giai đoạn khó khăn, thị trường tiêu thụ cá tra sẽ ổn định hơn, nhu cầu con giống chất lượng vẫn sẽ tăng, Sở NN&PTNT đã tích cực tham mưu UBND tỉnh các văn bản để làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung trong “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL” đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang. Sở NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch thực hiện cho cả giai đoạn 2018-2025 và kế hoạch thực hiện cụ thể từng năm.

Nhiều doanh nghiệp tham gia

Đến nay, các chuỗi liên kết sản xuất cá tra 3 cấp vẫn duy trì hoạt động với nòng cốt là Chi hội Sản xuất giống AFA và Chi hội Sản xuất cá giống huyện Châu Phú. 7 tháng của năm 2019, đã cung cấp được hơn 400 triệu con giống cho các doanh nghiệp và các cơ sở nuôi lớn tại An Giang và các tỉnh ĐBSCL.

Năm 2018, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện II) đã cung cấp 5.320 con cá hậu bị nhằm bổ sung, thay thế dần đàn cá bố mẹ hiện có bằng đàn cá tra cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng, filet và kháng bệnh. Năm 2019, các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh đã đăng ký bổ sung thay thế hơn 19.000 con cá bố mẹ hậu bị nhưng Viện II chỉ cung cấp được 7.000 con (dự kiến chuyển giao trong tháng 9-2019). Hiện nay, Viện II tiến hành thử nghiệm mô hình “ương 2 giai đoạn trong bể lót bạt” tại trại Bình Thạnh cơ sở 2 (thuộc Trung tâm Giống thủy sản An Giang), hoàn thiện quy trình ương cá tra giống nâng cao tỷ lệ sống, cải thiện chất lượng con giống.

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, từ nỗ lực mời gọi đầu tư của tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai đầu tư các dự án thành phần của “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”. Trong đó Tập đoàn Sao Mai đầu tư nâng cấp Trung tâm Giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang với hình thức hợp tác công - tư, dự kiến thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang.

Đối với Tập đoàn Việt Úc, đang đầu tư dự án Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao với quy mô 100ha tại xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu). Tập đoàn đã xây dựng Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao với 18 nhà màng (diện tích mỗi nhà 200m2) và Khu lưu giữ cá bố mẹ chọn giống (hiện có 3.000 cá bố mẹ). Công ty TNHH MTV Nam Việt Bình Phú được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu sản xuất cá tra 3 cấp chất lượng cao Nam Việt Bình Phú với quy mô 150ha tại xã Bình Phú (Châu Phú).

Trong khi đó, Công ty TNHH Phát triển Lộc Kim Chi đã được phê duyệt chủ trương dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm công nghệ cao với quy mô 350ha (200ha nuôi thương phẩm cá tra và 150ha ương giống) tại xã Mỹ Phú (Châu Phú).

Thực hiện Quyết định số 675/QĐ-BNN-KH, ngày 28-2-2019 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cá tra tập trung tỉnh An Giang, Sở NN&PTNT đang phối hợp các đơn vị liên quan lập dự án để trình Bộ NN&PTNT theo quy định, dự kiến sẽ trình trong tháng 10-2019. Khi được đầu tư, An Giang sẽ càng có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất cá tra giống chất lượng cao theo đề án liên kết.

Phấn đấu năm 2019, sản lượng cá tra của tỉnh đạt 420.000 tấn (tăng 62.000 tấn so năm 2018), cá tra giống đạt 2,35 tỷ con (tăng 250 triệu con). Tỉnh tiếp tục triển khai bổ sung “Dự án đàn cá tra hậu bị” với số lượng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu thay thế đàn cá tra bố mẹ chọn giống cho vùng ĐBSCL.

Báo An Giang
Đăng ngày 17/08/2019
Ngô Chuẩn
Doanh nghiệp

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:35 24/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:00 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 16:54 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 16:54 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 16:54 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:54 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 16:54 26/12/2024
Some text some message..