Kỳ vọng trúng vụ cá bổi

Cuối tháng 11 - thời điểm người dân vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau vào mùa thu hoạch cá sặc rằn (còn gọi cá bổi) cung ứng nhu cầu làm khô dịp Tết Nguyên đán 2014. Người dân đang kỳ vọng giá cá bổi ổn định ở mức cao, để có một cái Tết đầm ấm.

cá bổi
Làm khô cá bổi tại gia đình ông Ba Đức, khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời.

Khảo sát một vài chợ nông sản tại TP Cà Mau như phường 8, phường 7, phường 4, cá bổi tươi được bày bán khá phổ biến. Cá to khoảng 3 ngón tay chập lại giá từ 50.000-60.000 đồng/kg. Theo các tiểu thương, nguồn cá bổi tươi này lấy từ vùng ngọt hóa Trần Văn Thời, U Minh Hạ. Huyện Trần Văn Thời là vùng nguyên liệu cá bổi lớn nhất tỉnh Cà Mau, diện tích vùng nuôi liên tục mở rộng. Cuối năm 2011, đặc sản khô bổi U Minh Hạ (Cà Mau) được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Nhãn hiệu tập thể, vùng nuôi cá bổi được nhà nông huyện Trần Văn Thời mạnh dạn đầu tư nhiều hơn. Vùng nuôi của huyện tập trung nhiều ở thị trấn Trần Văn Thời và các xã Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình Tây. Dọc tuyến lộ nhựa từ trung tâm thị trấn Trần Văn Thời về Trần Hợi, Khánh Hưng, vài hộ dân đang tranh thủ phơi cá bổi khô. Theo người nuôi, cá bổi nuôi công nghiệp làm khô ngon hơn cá nuôi lan tự nhiên vì cá đủ thức ăn.

Huyện Trần Văn Thời hiện có trên 11.000ha nuôi cá đồng tự nhiên các loại, riêng diện tích nuôi cá bổi hình thức thâm canh trên 200ha (tăng trên 90ha so với cùng kỳ năm 2012) với trên dưới 400 hộ nuôi, năng suất khoảng 15 tấn/ha. "Nếu một ký cá bổi tươi bán với giá từ 60.000-80.000 đồng/kg (tùy loại), sau khi trừ chi phí, người nuôi thu lời bình quân khoảng 20.000 đồng/kg. Còn làm khô, người nuôi lời thêm khoảng 10%. Dịp Tết, nhu cầu mua sắm trên thị trường cao, đặc biệt là mặt hàng khô, nên người nuôi cá bổi trụ vững, vùng nuôi liên tục phát triển, hộ nuôi thu nhập ổn định" – kỹ sư Sử Văn Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Chú Ba Đức (Lê Minh Đức, khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời) có hơn 3ha mặt nước nuôi cá bổi công nghiệp, mỗi năm thu hoạch trên 35 tấn cá thương phẩm. Chú Đức cho biết: "Cá bổi được nuôi duy nhất một vụ trong năm, thả giống thời điểm đầu tháng 3 dương lịch và thu hoạch dần sau 8-9 tháng nuôi. Số lượng nhiều nên cá ở nhà chủ yếu làm khô để tăng giá trị và lợi nhuận, tôi còn mua thêm khoảng 15 tấn cá bổi của hộ dân trong xóm để đảm bảo đủ lượng khô cung ứng cho các tiểu thương, đặc biệt là dịp Tết đến". Cô Nguyễn Thị Hoa ngụ cùng khóm 7 hiện có trên 5 tấn cá bổi dự kiến thu hoạch cuối tháng 11-2013 này, cô nhẩm tính: "Nếu giá cá giữ mức ổn định như cùng kỳ năm trước, vụ này gia đình tôi thu lời không dưới 100 triệu đồng".

Những năm gần đây, huyện Trần Văn Thời tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp nên trồng lúa được 2 vụ/năm. Do vậy, diện tích nuôi cá bổi lan tự nhiên không nhiều như trước mà nhà nông tập trung nuôi công nghiệp trong ao đất. Nuôi lan phải thu hoạch sau khi thu hoạch lúa, thời gian nuôi ngắn, cá thiếu thức ăn không đủ sức lớn, còn nuôi công nghiệp chủ động được nguồn thức ăn. Tại xã Khánh Hưng-vùng giáp ranh với rừng tràm đặc dụng Vồ Dơi, hầu hết hộ nuôi cá bổi tự nhiên của xã này giờ đã chuyển qua nuôi dạng công nghiệp. Ông Hồ Thiên Chúa, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, cho biết: "Hơn 2 tuần nữa, vùng cá bổi nguyên liệu của xã sẽ thu hoạch đông ken. Nếu cá loại I (khoảng 8 con/kg) giữ mức giá trên 65.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi cá ở xã chắc chắn có một cái Tết sung túc". Hiện giá cá bổi tươi đang ổn định nhưng người nuôi cũng phập phồng do thời điểm thu hoạch rộ, giá cá thường chựng lại và có chiều hướng giảm.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, giá cá bổi thường giảm vào vụ thu hoạch rộ, đặc biệt là thời điểm cận Tết, bình quân giá sụt khoảng 10% so với đầu vụ thu hoạch. Do đó, nhiều hộ nuôi cá bổi không bán cá tươi khi thu hoạch mà chủ động làm khô, vì nhu cầu mặt hàng cá khô cao vào dịp Tết. Mặt khác, bà con vừa trữ khô được lâu, bán giá cao và lời nhiều hơn bán cá tươi. Tết Nguyên đán sắp đến, nhà nông vùng quê Trần Văn Thời nói riêng, người nuôi cá bổi Cà Mau đang kỳ vọng có vụ cá may nhiều, rủi ít để có một cái Tết sung túc.

Báo Cần Thơ, 21/11/2013
Đăng ngày 24/11/2013
Hữu Tùng
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 02:47 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:47 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 02:47 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:47 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 02:47 06/11/2024
Some text some message..