Lá sơn trà (Mespilus germanica) trong nuôi trồng thủy sản

Các kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Iran cho thấy những tiềm năng hữu ích của chiết xuát từ lá sơn trà (MLE) đối với hệ thống miễn dịch niêm mạc và kích thích sự tăng trưởng của cá.

Lá sơn trà (Mespilus germanica) trong nuôi trồng thủy sản
Chiết xuất từ lá sơn trà (Mespilus germanica) kích thích tăng trưởng của cá chép

Một thử nghiệm cho ăn được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất lá sơn trà (Mespilus germanica) (MLE) đối với hoạt động tăng trưởng, niêm mạc da và các thông số miễn dịch không đặc hiệu cũng như mức mRNA của các gen miễn dịch và chống oxy hoá liên quan đến da của cá chép (Cyprinus carpio) đã được các nhà khoa học người Iran tiến hành nghiên cứu.

Thí nghiệm

lá sơn trà, chiết xuất lá sơn trà, lá sơn trà trong nuôi cá, Cyprinus carpio, Mespilus germanica

Cá được cho ăn thức ăn bổ sung với các mức độ khác nhau: 0 (đối chứng), 0.25, 0.50, và 1.00% MLE trong 49 ngày. Sau đó tiến hành đánh giá tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, cũng như các thông số miễn dịch của cá.

Kết quả

Kết quả cho thấy cải thiện hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đáng kể trong cá ăn MLE (P <0,05) ở các nhóm cá bổ sung bột lá sơn trà so với đối chứng. Mức độ globulin miễn dịch cũng như interleukin trong da và niêm mạc da của cá cho thấy có sự gia tăng đáng kể trong nhóm cá ăn với tỷ lệ 1% MLE (P <0,05) so với các nhóm bổ sung MLE khác và nhóm đối chứng.

Ngoài ra, nhóm cá ăn 0.25% và 0.50% MLE tăng đáng kể hoạt tính lysozyme chất nhầy da (P <0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm được MLE và đối chứng (P> 0,05).

Sự biểu hiện của các gen mã hoá glutathione reductase và glutathione alpha S-transferase tăng lên đáng kể ở các nhóm cá  ăn chế độ bổ sung MLE so với nhóm đối chứng (P <0,05), trong khi đó cá chép ăn 0.50% hoặc 1.00% MLE đã tăng đáng kể sự biểu hiện glutathione peroxidase trong da của chúng (P <0,05).

lá sơn trà, chiết xuất lá sơn trà, lá sơn trà trong nuôi cá, Cyprinus carpio, Mespilus germanica

Kết luận

Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy những tiềm năng hữu ích của chiết xuất từ lá sơn trà (MLE) đối với hệ thống miễn dịch niêm mạc và kích thích sự tăng trưởng của cá. Một lần nữa chứng minh vai trò chiết xuất của lá sơn trà trong nuôi cá và cho ngành thủy sản bền vững. 

Báo cáo trên: NCBI

Đăng ngày 06/10/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 10:50 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:50 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:50 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 10:50 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 10:50 18/02/2025
Some text some message..