Lãi 1 tỷ đồng mỗi năm từ cá heo nước ngọt

Anh Bùi Chí Linh, ở ấp Vĩnh Phú (An Giang) là một trong những người đầu tiên ở vùng biên giới nuôi thành công loài cá heo nước ngọt, mỗi năm thu lợi nhuận lên 1 tỷ đồng.

cá heo
Thương lái vào tận bè thu mua.

Hiện anh Linh đang có 10 lồng bè cá heo đang trong thời kỳ thu hoạch. Mỗi bè rộng 3x4 m, có thể sản xuất trên 600 kg cá thương phẩm. Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá chình, cá chạch lấu từ nhiều năm, nên khi chuyển sang cá heo anh Linh đã nắm chắc kỹ thuật về con giống, về kích thước lồng bè và quá trình chăm sóc. Anh cho biết, cá heo con giống xuất hiện hằng năm vào mùa lũ,  từ tháng  8 đến tháng 11 âm lịch. Đây cũng là thời điểm anh bắt đầu thu mua giống đem về thả nuôi. Năm đầu nuôi với cá chình thấy phát triển tốt, nhu cầu thị trường cũng cần, nên từ năm 2010, anh đã tranh thủ thu mua con giống từ người dân đánh bắt ngoài thiên nhiên tiếp tục nuôi. Trong năm đầu nuôi đại trà này anh đã có lãi trên 700 triệu đồng, năm năm 2013, 10 lồng bè cá heo của anh có lãi trên 1 tỷ đồng.

Thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn. Nếu có hèm rượu trộn thêm 30%, cá sẽ tăng trọng rất nhanh. Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng cá thương phẩm đạt 30con/kg và giá bán ra hiện nay tại bè là 300.000 đồng/kg. Nếu thu hoạch vào tháng nghịch, tức mùa nắng, giá cá có thể lên gần 320.000 đến 350.00 đồng/kg, còn tại nhà hàng lên 400.000 đồng/kg. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở Long Xuyên, Châu Đốc kể cả ở TP. HCM đã khai thác con cá heo trong mùa nước nổi để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, như cá heo nướng muối ớt, cá heo kho tiêu, cá heo canh chua, cá heo kho lạt hoặc kho mắm chấm bông điển và bông súng… khiến loại này luôn hút hàng.

Cũng theo anh Linh, mùa thả cá bắt đầu từ lúc nước lũ lên và thu hoạch vào tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ nuôi có một đợt. Cái khó là con giống hiếm, thường phải mua từ Campuchia với giá 50.000 đồng/kg/180 con. Đặc biệt năm nào lũ nhỏ giống càng hiếm.

Cá heo, tên khoa học là (Botia modesta Bleeker -1865)  thường xuất hiện nhiều trên sông Hậu và sông Tiền. Cá cho thịt thơm, ngon và có thể nuôi làm cảnh. Loài này mình hơi xanh bóng, đuôi màu cam trông rất đẹp, đầu cá có 2 ngạnh véo cong rất nhọn. Con lớn nhất bằng ba ngón tay và dài khoảng 10 cm. Khi bắt lên khỏi mặt nước cá kêu nghe éc éc giống như tiếng heo nên mới gọi là cá heo. Cá này dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Trước hết là lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh. Theo kinh nghiệm của những người nuôi loại cá này, lồng bè phải được bao bằng 2 lớp lưới chắc chắn, lưới chì bên ngoài và lưới mắt nhỏ bên trong mới bảo đảm không thất thoát, vì đây là loại cá da trơn, đầu có nanh nhọn nên việc cá đào tẩu rất dễ.

Zing, 11/05/2014
Đăng ngày 12/05/2014
Ngọc Trinh

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 09:44 02/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 08:00 01/07/2024

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 09:44 28/06/2024

Hậu quả của việc sử dụng tôm có dư lượng kháng sinh cao

Trong cuộc sống hiện đại, tôm là một nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, đã trở thành mối lo ngại lớn.

Thịt tôm
• 10:24 27/06/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 12:45 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 12:45 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:45 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 12:45 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 12:45 02/07/2024
Some text some message..