Làm ăn mùa lũ - Kỳ 1: Khó khăn vùng đầu nguồn

Mấy năm gần đây, người dân vùng lũ An Giang luôn phải mỏi mòn chờ… con nước lên đồng. Và họ cũng đã tập làm quen, thích nghi với tình trạng “đói” lũ dù mưu sinh có vất vả hơn. Tháng 10 thường là thời điểm lũ đạt đỉnh cao nhất nhưng đến những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 này, mực nước ở vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu vẫn còn khá thấp. Những người dân theo nghề đánh bắt thủy sản mùa nước nổi thêm một lần nữa thất vọng.

cá đồng
Gian hàng cá đồng của chị Bế thu hút người mua.

Đìu hiu trên các nhánh sông:

Trước đây, vào mùa nước nổi, các gian thủy sản trên sông (vị trí có thể đóng đáy, khai thác được nhiều cá) ở huyện đầu nguồn An Phú luôn sôi động, náo nhiệt cảnh khai thác, mua bán cá. Việc tổ chức bán đấu giá các gian thủy sản mang lại nguồn thu đáng kể cho các địa phương, tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, mùa lũ năm nay, ngoại trừ một số gian thủy sản ở xã Vĩnh Hội Đông còn khai thác cầm chừng, các địa phương khác hầu như không thu được nguồn lợi nào.

Trong số các địa phương của huyện An Phú, xã cù lao Phú Hữu được biết đến là nơi có nhiều lợi thế trong khai thác thủy sản mùa nước nổi. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu Cao Xuân Điệu, bên cạnh đánh bắt cá trên đồng, khai thác các nhánh sông đầu nguồn, trên địa bàn xã còn có 4 gian thủy sản mang lại nguồn thu rất lớn trong thời gian trước đây là: Lồng Đà – Xẻo Vừng, Năm Thổ Bổn, Cột mốc 88 và Lung Cây Xoài. Tuy nhiên, những năm qua, khi nước lũ thấp, các gian thủy sản khai thác không hiệu quả nên việc đấu giá cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, địa phương tổ chức bán đấu giá gian thủy sản Lồng Đà – Xẻo Vừng được gần 100 triệu đồng nhưng người trúng đấu giá không thể xuống đáy khai thác cá được, đành chịu lỗ. “Riêng năm nay, chỉ có gian thủy sản Lung Cây Xoài là bán đấu giá được 12 triệu đồng nhưng đến thời điểm này, người mua vẫn chưa dám xuống đáy vì nước thấp, sợ mất luôn chi phí đầu tư. Trong khi đó, các gian thủy sản còn lại tổ chức bán đấu giá khai thác nhưng không ai mua. Phú Hữu vốn nổi tiếng với nhiều loại cá đồng phong phú vào mùa lũ thì năm nay lượng cá rất hiếm, không đủ cung ứng nhu cầu tại chỗ” - ông Điệu nói.

Không riêng gì Phú Hữu, các xã đầu nguồn Khánh An, Quốc Thái cũng đang rơi vào tình trạng “đói” cá đồng, một phần do dành nhiều diện tích xây dựng đê bao sản xuất vụ 3, một phần do nước quá thấp. Phần lớn lượng ốc, cua tập trung tại các vựa ở xã biên giới Khánh An đều được người dân đánh bắt ở Campuchia mang về tiêu thụ. Trong khi đó, ở xã Phước Hưng, cả 2 gian thủy sản mang ra bán đấu giá đều không có người mua khai thác, gây thất thu cho địa phương.

Khan hiếm cá đồng:

Đi dọc theo huyện An Phú, từ xã Đa Phước đến vùng biên giới Khánh An, thỉnh thoảng mới bắt gặp một điểm họp chợ nhỏ, mua bán cá cặp bên đường, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh mua bán rôm rả như những mùa lũ trước đây. Tuy vậy, phần lớn các chợ chồm hổm này cũng chỉ bán cá nuôi, rất hiếm có cá đồng.

Nhiều người vẫn dùng dớn khai thác cá trên đồng nhưng sản lượng ít.

Trong số các bạn hàng cá tại một khu chợ tự phát trên địa bàn thị trấn An Phú, gian hàng của chị Nguyễn Thị Bế luôn thu hút đông khách mua bởi chị chuyên bán cá đồng. “Hiện nay rất ít có cá lóc, cá rô, cá trê đồng… nhưng bù lại, lượng cá sặc điệp được khai thác tương đối nhiều. Giá cá sặc hiện tại 40.000 đồng/kg nhưng nhu cầu tiêu thụ rất mạnh. Mỗi buổi chiều, tôi có thể bán được hơn 10kg, còn các vựa cá lớn tiêu thụ vài trăm kg cá sặc điệp/ngày. Trong khi đó, giá cá rô đồng mua vào 60.000 – 70.000 đồng/kg, còn cá lóc đồng từ 80.000 – 100.000 đồng/kg nên khó bán ra. Nhiều người chọn ăn cá nuôi bởi giá rẻ hơn phân nửa” - chị Bế phân tích. Chị cho biết thêm, mùa nước nổi năm nay, cá đồng chủ yếu được khai thác bằng dớn, lưới, lờ, lọp trên đồng, còn dưới sông hầu như không có cá.

Theo lời chỉ dẫn của người dân, tôi tìm đến xã Vĩnh Hội Đông, địa phương hiếm hoi của huyện An Phú còn duy trì khai thác được một số gian thủy sản trên sông Hậu. Tuy nhiên, không khí khai thác nơi đây cũng lặng lẽ hơn nhiều so với những năm nước lớn. “Một số chủ thầu đã ngưng khai thác gần cả tháng nay do lượng cá ít, không đủ bù chi phí thuê nhân công, ăn uống. Bây giờ chỉ còn có vài chủ thầu vẫn bám đáy khai thác với hy vọng nước đang lên, lượng cá sẽ nhiều hơn” - ông Nguyễn Văn Nhiên, người sống lâu năm ở Vĩnh Hội Đông, chia sẻ. Nhiều người lo lắng, nếu tình trạng lũ nhỏ, cá ít còn tiếp diễn trong những năm tới thì các gian thủy sản vốn mang lại nguồn thu cả tỷ đồng mỗi năm cho xã Vĩnh Hội Đông có thể vắng bóng người đấu thầu như các địa phương khác.

(Còn tiếp)

Báo An Giang
Đăng ngày 01/10/2013
Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:03 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:03 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:03 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:03 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:03 22/11/2024
Some text some message..