Làm đảo nổi thực vật để loại bỏ nitơ và photpho trong nước nuôi

Đảo nổi nhân tạo từ lục bình là bộ lọc sinh học chi phí thấp nhằm cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi cá.

đảo nổi thực vật thủy sinh
Sử dụng quần đảo nổi nhân tạo (AFIs) từ các thực vật thủy sinh nổi tự do trong ao nuôi cá

Nước thải nuôi trồng thủy sản là một nguồn ô nhiễm tiềm tàng đối với các sinh vật sống dưới nước. Chúng thường được đổ thẳng vào sông, suối mà không được xử lý trước đó. Thức ăn được đưa vào hệ thống nuôi cá là yếu tố chính liên quan đến việc thải quá nhiều chất dinh dưỡng vào nước, do sự phân tán của thức ăn thừa hoặc do các sản phẩm trao đổi chất của vật nuôi. Photpho có trong thức ăn là yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Sự giải phóng của phốt pho (P) và nitơ (N) hàng năm ra môi trường từ nuôi trồng thủy sản lên đến 0,9 triệu tấn P và 5 triệu tấn N. 

Chính vì thế các đảo nổi nhân tạo (AFIs) - một biến thể của CW (vùng đất ngập nước nhân tạo) như một giải pháp hữu hiệu cho việc xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản. Cả AFI và CW đều được sử dụng như một công nghệ thân thiện với môi trường để giảm thiểu hiện tượng phú dưỡng và cải thiện chất lượng nước.

Các đảo nổi nhân tạo được xây dựng bằng thực vật thủy sinh sống trôi nổi tự do, chúng được thiết kế để trôi nổi trên mặt nước bằng phao giúp ổn định rễ và thân. Nghiên cứu này đã thử nghiệm hiệu quả của các đảo nổi nhân tạo (AFIs) từ lục bình để giảm hàm lượng nitơ và phot pho thải ra trong ao nuôi cá rô phi.  Các loài thực vật thủy sinh này có khả năng sử dụng nitơ và phot pho làm chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng của chúng do đó chất lượng nước được cải thiện đáng kể.

Trong nghiên cứu này, các đảo nổi nhân tạo (AFIs) chiếm 10% diện tích ao cá (2m2). Mô hình đảo nổi nhân tạo được xây dựng bằng các ống nhựa PVC và lưới đánh cá nên thuận tiện cho việc lắp đặt, vệ sinh và sửa chữa. Lưới đánh cá được sử dụng để cố định hệ thống gốc của các thực vật thủy sinh, ngăn chặn sự phân tán của chúng trong ao cá.

Lục bình chiếm khoảng 80% diện tích bề mặt của đảo nổi nhân tạo (AFI), với sinh khối ban đầu là 5,0kg tươi/m2 (250g khô/m2). Cứ sau 30 ngày, lục bình được điều chỉnh sinh khối xuống còn 15kg/m2 với sự điều chỉnh này thì việc hấp thụ nitơ và photpho của lục bình hiệu quả hơn, sinh khối trung bình đã tăng lên và đạt 301g/m2/ngày.

Sau 133 ngày, sản lượng cá thu được và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cả ao sử dụng đảo nổi nhân tạo và ao không sử dụng là tương đương nhau. 

Kết quả của thí nghiệm này cho thấy: tổng nitơ (TN) từ ao cá sử dụng đảo nổi nhân tạo (AFI) thấp hơn 66% so với ao cá không sử dụng đảo nổi nhân tạo (WAFI). Trong trường hợp tổng nitơ vô cơ (TIN = N‐NO2 + N‐NO3 + N‐NH4) sự khác biệt này rõ ràng hơn với 4,4g từ ao cá AFI, thấp hơn 82% so với ao WAFIs (24,5g). Tổng photpho (TP) và orthophosphate (P-PO4) ở ao AFIs thấp hơn so với các ao WAFI lần lượt là 27% và 33%. Sự hiện diện của các thực vật thủy sinh như lục bình trong ao nuôi cá đã giảm đáng kể hàm lượng N và P trong nước. 

Việc giảm giá trị độ đục và chất dinh dưỡng của ao sử dụng đảo nhân tạo có thể liên quan đến lục bình, do chúng có diện tích rễ rộng mang lại bề mặt hấp thụ lớn, thuận lợi cho sự phát triển của màng sinh học và quá trình lắng đọng. Các nhà khoa học cũng chứng minh được việc sử dụng lục bình trong ao cá không chỉ làm giảm nồng độ N và P trong nước thải mà còn làm giảm số lượng coliforms, các kim loại nặng như: đồng, sắt và kẽm trong trầm tích.

Mặc dù, mang lại hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng nước, nhưng mô hình các đảo nổi nhân tạo từ lục bình vẫn còn một số thách thức. Diện tích ao nuôi cá bị chiếm dụng (10%) không thể tránh khỏi việc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Do đó cần điều chỉnh thêm về tỷ lệ giữa kích thước của đảo nổi nhân tạo và diện tích bề mặt ao cá. 

Việc sử dụng quần đảo nổi nhân tạo (AFIs) từ các thực vật thủy sinh nổi tự do trong ao nuôi cá là một lựa chọn phù hợp, chi phí thấp và thân thiện với môi trường để giảm tải nitơ và phốt pho từ nước thải. Các đảo nổi nhân tạo từ lục bình đã loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa từ hệ thống nuôi trồng thủy sản và mang lại sự ổn định của chuỗi thức ăn đặc biệt là sự hình thành của thực vật phù du. Ngoài ra, các đảo nổi nhân tạo AFIs kết hợp nuôi ghép có thể đảm bảo việc sử dụng thức ăn được tốt hơn, giúp tăng sản lượng mỗi vùng nuôi và loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa hiệu quả hơn.

Đăng ngày 13/08/2020
Sương Phạm
Kỹ thuật

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Sử dụng thuốc cho gan và hệ tiêu hóa tôm hiệu quả

Để tôm có thể phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng và hấp thu tốt, người nuôi thường sử dụng các loại thuốc thủy sản giúp hỗ trợ cũng như điều trị cho tôm. Gan và hệ tiêu hóa là hai bộ phận gần như được quan tâm nhất khi nhắc đến các chất dinh dưỡng bổ sung cho tôm. Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 26/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 01:50 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 01:50 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 01:50 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 01:50 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 01:50 29/03/2024