Lâm Đồng: Ươm loài cá quý hiếm trong ao lót bạt

Cá chiên, loài cá da trơn với thịt ngon nổi tiếng, được thực khách ưa chuộng từng một thời có nhiều trên dòng Sêrêpốk, thuộc địa bàn các tỉnh Ðắk Lắk, Ðắk Nông và có cả ở Lâm Ðồng. Giống cá quý hiếm này, do bị khai thác quá nhiều đã ngày càng cạn kiệt và có mặt trong Sách Ðỏ như một loài đang bị đe dọa.

Lâm Đồng: Ươm loài cá quý hiếm trong ao lót bạt
Kiểm tra cá chiên bố mẹ nuôi trong ao lót bạt.

Làm sao để con cá chiên có thể sinh sản nhân tạo, tái tạo lại nguồn lợi quý hiếm này được Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung nghiên cứu và thực hiện Đề tài “Nghiên cứu phát dục và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá chiên tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”.

Ông Lê Văn Diệu, cán bộ của Trung tâm chia sẻ, con cá chiên đã được nhiều hộ dân phía Bắc nuôi dưỡng trên các sông lớn nhưng con giống cũng chủ yếu là khai thác từ tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu để sản xuất được con giống trong điều kiện nuôi nhốt cần rất nhiều thời gian và công sức của anh em cán bộ kỹ thuật ngành thủy sản.

Lâm Đồng cũng đã từng là nơi cư trú trong tự nhiên của con cá chiên nhưng hiện tại gần như hết sạch. Cũng có một vài doanh nghiệp nuôi thử nghiệm cá chiên thương phẩm đạt kết quả tốt cho thấy Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên phù hợp với loài cá quý hiếm này.

Việc đầu tiên là phải thuần hóa cá chiên bố mẹ, vốn quen với việc sống trên mặt đáy của những dòng sông lớn và rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường xung quanh. Đàn cá chiên 55 con, đều là cá bố mẹ cỡ lớn, từ 1,5-2 kg/con được thu từ nguồn cá khai thác tự nhiên ở lưu vực sông Srêpôk, tỉnh Đắk Lắk, xử lý cẩn thận rồi chuyển về nuôi thuần hóa trong ao đất tại địa bàn xã Quảng Hiệp (Đức Trọng).

Cá chiên là loài cá da trơn không có nhớt, cá ít hoạt động và nằm đáy, những tác động của việc bắt cá kiểm tra rất dễ gây sốc, cá giảm ăn và dễ bị chết, đặc biệt là cá đang trong giai đoạn thuần hóa nên đàn cá cũng chết một số cá thể. Mỗi con cá chết, cán bộ kỹ thuật lại lo lắng thêm một lần, sợ đàn cá khó sống trong điều kiện nuôi nhốt. Chăm sóc cẩn thận, đo từ độ pH của nước, độ trong của ao nuôi đến thức ăn cho cá, dần dần đàn cá cũng hồi phục và khỏe mạnh.

Phải nói, việc nuôi thuần hóa đàn cá chiên bố mẹ không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà phải tính làm nhiều năm. Từ năm 2014, đàn cá chiên bố mẹ đã bắt đầu được nuôi thuần hóa. Suốt gần 3 năm, các kỹ sư của Trung tâm đã chăm sóc cẩn thận đàn cá chiên, nhất là trong thời gian nuôi với đàn cá bố mẹ.

Cá được chuyển từ ao đất sang ao lót bạt, dòng nước vào và nước ra liên tục đảm bảo điều kiện gần giống tự nhiên nhất. Các kỹ thuật cho ăn, kích thích sinh sản đều được thử nghiệm từng chút, từng chút hết sức chu đáo. Vậy mà 2 năm đầu, dù chăm sóc tốt, cá cái mang trứng nhưng trứng đều hỏng, không nở được thành cá con.

Cho tới năm thứ 3, sau nhiều cố gắng và chờ đợi của người chăm sóc, bầy cá chiên cái mới cho một mẻ trứng thành công. Ông Diệu kể lại, kết quả thử nghiệm 2 phương pháp thụ tinh khô và thụ tinh ướt cho thấy phương pháp thụ tinh khô cho tỷ lệ thụ tinh khá cao, trong khi đó phương pháp thụ tinh ướt gần như không hiệu quả.

Nguyên nhân phương pháp thụ tinh ướt có tỷ lệ thụ tinh thấp có thể do trứng cá chiên là dạng trứng trôi nổi, nên khi gặp nước trứng sẽ tạo màng trương và cản trở sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng.

Trứng cá chiên được ấp bằng phương pháp ấp bình Weis, tốc độ dòng chảy được điều chỉnh ở mức đảm bảo trứng được đảo đều nhưng không làm vỡ trứng hoặc trứng bị tràn khỏi bể. Sau khi ấp từ 29-32 giờ, trứng nở thành cá bột. Cá bột được ương nuôi trong bể composite trong nhà, có mái che nên nhiệt độ tương đối ổn định và ở mức thấp.

Sau 60 ngày ương nuôi từ cá bột, số cá chiên giống thu được là 3.020 con với kích cỡ trung bình đạt 4,66 cm/con về chiều dài và 0,69 g/con về khối lượng. Kết quả này đã đánh dấu việc nhân giống thành công con cá chiên, loài cá quý có giá thị trường rất cao, đồng thời giúp con cá chiên bớt thêm nguy cơ tuyệt chủng trên chính quê hương của chúng. Và hàng ngàn con cá chiên giống đang được nuôi dưỡng thành đàn cá bố mẹ, tiếp tục cho ra đời những lứa cá chiên con cung cấp cho thị trường một sản phẩm có giá trị cao.

Báo Lâm Đồng
Đăng ngày 20/08/2019
Diệp Quỳnh
Nuôi trồng

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:55 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:55 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:55 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:55 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:55 20/04/2024