Lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về

Nhiều mặt hàng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế nên đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản.

cung cap thong tin
Cục Xúc tiến thương mại đang đẩy mạnh cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, do nhiều mặt hàng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế nên đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản.

Hiện nay, các mặt hàng nông, thủy sản của nước ta đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh như gạo, cà phê, hồ tiêu... và các mặt hàng thủy sản khác. Tuy nhiên, tại các thị trường xuất khẩu lớn và khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc... nhiều mặt hàng nông sản của nước ta vẫn bị từ chối nhập khẩu do còn tồn dư thuốc thú y, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh... Trong giai đoạn 2002-2013, Việt Nam là nước đứng đầu tiếp đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan... bị EU từ chối nhập khẩu 40% sản lượng.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Việt Nam có nhiều vi phạm như vấn đề vi sinh vật hoặc mức dư lượng tối đa thuốc bảo thực vật, vượt quá ngưỡng quy định của EU. Hay một số thị trường như Hoa Kỳ với một số sản phẩm hóa chất, thuốc như cacbennazi. Hoa Kỳ không cho sử dụng loại thuốc này trên các cây thực phẩm, trên thực tế một số sản phẩm của nước ta xuất khẩu vào tồn tại cacbennazi thì Hoa Kỳ trả về không cho nhập vào”.

Thực tế hiện nay, mới chỉ có 4% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta có quy trình chế biến nông thủy sản đáp ứng quy định các thị trường lớn, còn lại hầu như doanh nghiệp chưa đáp ứng được. Đối với các mặt hàng xuất khẩu bị đối tác trả lại do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm có xuất phát điểm từ việc lạm dụng các hóa chất trong quá trình chăm bón, sinh trưởng. Hơn nữa, sự liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp - nông dân còn yếu, khiến nhiều hàng hóa có chất lượng không đồng đều, dư lượng kháng sinh, hóa chất còn cao không đúng tiêu chuẩn với yêu cầu của đối tác. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều chồng chéo, chưa đồng bộ trong kiểm tra, giám sát nên vấn đề kiểm định chất lượng thực phẩm trong nước chưa đem lại niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Xuân Việt, Chủ tịch HĐQT Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vifoco, Hà Nội cho biết: Hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm nông sản ngoài đồng ruộng đang là vấn đề nan giải đối với nhiều doanh nghiệp: “Điều đáng quan tâm nhất hiện nay của chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát ngoài đồng ruộng - hiện vấn đề này đang ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là vấn đề phun tưới và thu hoạch- đây là những vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước cần phải vào cuộc thực sự rất cần có sự hỗ trợ đắc lực vào việc quản lý giúp doanh nghiệp xuất khẩu có những mặt hàng đạt chất lượng đáp ứng được quy định của các nước”.

hang nong san
Hiện tại, các mặt hàng nông, thủy sản của nước ta đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo Bộ Công Thương, để khắc phục tình trạng các lô hàng xuất khẩu hàng nông, thủy sản bị trả về cần các giải pháp mang tính đồng bộ. Trong đó chú trọng hoàn thiện khung pháp lý về quản lý an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với khu vực và thế giới; đồng thời đẩy mạnh và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và chính sách về an toàn thực phẩm đối với người quản lý, người sản xuất kinh doanh, nhất là chú trọng đến trách nhiệm đạo đức kinh doanh của người sản xuất thực phẩm đối với cộng đồng… Ngoài ra, việc chủ động nắm bắt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường nhập khẩu cũng như quy định về ghi nhãn mác sản phẩm thực phẩm, quy cách đóng gói cũng là một khâu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Cục Xúc tiến thương mại đang đẩy mạnh cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp nắm bắt và có kế hoạch sản xuất cụ thể. Từ đó đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm do các nước quy định.

“Cung cấp thông tin tạo điều kiện thông tin cho các doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhất mà hiện nay các cơ quan như Cục xúc tiến thương mại đang cố gắng đẩy mạnh. Tuy nhiên, thêm vào đó các nhà sản xuất và kinh doanh cần phải luôn cập nhập để nắm bắt thông tin để điều chỉnh ngay. Đồng thời, tìm lời tư vấn, hướng dẫn từ các chuyên gia và đặc biệt là các nhà nhập khẩu và các thị trường chúng ta định xuất khẩu”, ông Đỗ Kim Lang cho biết thêm.

che bien rau qua
Chỉ có 4% doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy trình chế biến nông thủy sản đáp ứng quy định các thị trường lớn.

Trong bối cảnh nước ta đang tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại khu vực và quốc tế, các rào cản về thuế cũng đang được dỡ bỏ theo lộ trình. Do đó, hơn lúc nào hết các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cần đưa tiêu chí “chất lượng là vàng” lên hàng đầu để cạnh tranh được trên trường quốc tế và xóa bỏ tình trạng mất an toàn thực phẩm như hiện nay./.

VOV, 07/12/2016
Đăng ngày 07/12/2016
Nguyễn Hằng/VOV-Trung tâm tin
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 20:16 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 20:16 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 20:16 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:16 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 20:16 26/12/2024
Some text some message..